Cúng dường là mộ trong những nghi lễ quan trọng trong Phật Giáo. Đây là hoạt động diễn ra hàng năm của các tăng nhân và phật tử trong các ngày lễ diễn ra của đạo Phật để bày tỏ lòng thành kính đối đối với Phật, Pháp, Tăng giống như những người thân, tổ tiên trong gia đình. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn và cách cúng đúng rất quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời quý vị và khách hàng cùng chúng tôi tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé!

Cúng dường là gì?

Cúng dường là tên gọi lái đi của từ cung dưỡng. “Cung” có nghĩa là “cung cấp”, “dưỡng” có nghĩa là “nuôi dưỡng”. Khái niệm này theo quan điểm của Phật giáo là hình thức công đức các lễ vật bao gồm: đồ ăn, thức uống, sách kinh thánh, giáo thuyết.v.v. để dâng lên các vị chư Phật, chư Bồ Tát nhằm tỏ lòng thành kính và biết ơn. Việc làm này cũng giống như việc tôn thờ và tỏ lòng thành kính với gia tiên.

Mục đích của hoạt động này nhằm tích phước báu và tích đức giúp con cháu và gia đình cùng bản thân có nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc cùng với trí óc sáng suốt.

Cúng dường là gì?
Cúng dường là gì?

Cúng dường tam bảo là gì?

Cúng dường Tam Bảo ở đây chính là việc cung dưỡng Phật, Pháp và Tăng. Trong đạo Phật, Tam Bảo bao gồm:

  • Phật: Phật là người đã đạt đến sự giác ngộ trong việc tu rèn đạo đức và trí tuệ, khai sáng và giải thoát các chúng sinh vượt qua được kiếp khổ luân hồi.
  • Pháp: được hiểu là luân lý của vũ trụ. Những pháp được hiện hữu đều tuân theo quy luật gieo duyên mà sinh ra và tác động lẫn nhau. Pháp trong đạo Phật chính là giáo lý của Đức Phật truyền lại cho thế hệ các Phật tử để thực hiện và tu hành thoát khỏi khổ đau trong nhân gian.
  • Tăng: được hiểu là chúng đệ tử – những người đã xuất gia để phụng hành giáo pháp của Phật Đà và truyền lại cho đời sau.

Do đó, cúng dường Tam Bảo nhằm mục đích đền đáp lại những ân đức đã được Tam Bảo ban xuống chúng sinh. Lễ cúng dường Tam Bảo còn mang đến sự tịnh tâm và bồi đắp công đức của các Phật tử.

Ý nghĩa của việc cúng dường

Cúng dường là hoạt động diễn ra hàng năm nhằm bồi đắp và cung dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Trong Tam Bảo, Phật đã là quá khứ, Pháp chính là chánh pháp có sẵn trong nhà chùa. Do vậy chỉ còn lại Tăng, chính là các tu sĩ theo học Phật Pháp và chính họ là người có bổn phận giữ gìn và lưu truyền để Tam Bảo được tồn tại trong nhân gian.

Việc cúng dường có ý nghĩa rất lớn thể hiện ân đức của mỗi con người. Điều này chính là sự cho đi để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới các vị chư Tăng đã giảng dạy và truyền bá chánh pháp cho các đệ tử. Đồng thời, việc này còn giảm bớt lòng tham, sân, si và sự ích kỷ của mỗi người. Giúp mọi người cởi mở rộng lượng với nhau hơn để tích đức cho những đời con cháu về sau.

Trong thực tiễn, việc này không chỉ là việc khiến con người hoan hỷ và tịnh tâm, vui lòng mà còn góp phần xây dựng cơ sở vật chất và tu sửa nơi chùa chiền được sạch, đẹp, các chư Tăng và Phật tử được ăn và ở trong điều kiện tốt hơn. Việc cung dưỡng này vừa là sự tự nguyện của bản thân, vừa là nhiệm vụ của một phật tử khi tham gia tu học của chính mình.

Như vậy, việc cúng dường có ý nghĩa về tinh thần và vật chất to lớn trong Phật Giáo. Mang ý nghĩa tạo công đức mà bất cứ 1 người bình thường nào cũng có thể thực hiện nhằm mục đích tích phúc đức. Nó cũng giống như 1 hình thức từ thiện,để bản thân tu tập và mở rộng lòng thiện tâm, giảm thiểu tiêu cực và sự ích kỷ bên trong trong mỗi con người. Từ đó cuộc sống của mỗi người được thanh thản, yên bình và hạnh phúc.

Ý nghĩa việc cúng dường
Ý nghĩa việc cúng dường

Nên lựa chọn vật phẩm cúng dường Phật như thế nào?

Cúng dường Tam Bảo với mục đích để các Phật tử bày tỏ lòng thành kính cao cả tới các chư vị Phật, Pháp, Tăng trong Phật giáo, vì vậy không nên tính toán chi li thiệt hơn. Tùy vào điều kiện kinh tế của bản thân, mỗi người hãy chuẩn bị cho mình 1 lễ cúng sao cho phù hợp nhất để bày tỏ lòng hoan hỷ.

Các vật phẩm được dùng để cung dưỡng cho nhà chùa nên chọn là đồ tươi tốt và sử dụng được. Có thể là những vật phẩm nuôi, trồng chăm sóc tại gia hoặc vật phẩm đi mua bằng những đồng tiền liêm chính để nhận được nhiều phước đức cho gia đình.

Ngoài cách dâng lễ vật, trong những dịp lễ lớn diễn ra của đạo Phật, các chùa phải chuẩn bị rất nhiều thứ để khiến buổi lễ Phật được đầy đủ, long trọng và trang nghiêm thì các Phật tử có thể hoan hỷ trợ duyên bằng tiền để góp phần cùng các Tăng Ni trong chùa sắm lễ vật.

Các vật phẩm để cúng dường

Đối với những gia đình có Phật tử thờ Phật thì vật phẩm cúng dường là điều không thể thiếu trong quá trình thờ cúng. Những vật phẩm này chính là công cụ hữu hiệu để hoằng pháp độ sinh, tích nhiều phước đức và mang lại sự an lành cho toàn thể gia đình.

Cúng dường bằng ly nước trong

Đây là vật phẩm đơn giản những không kém phần quan trọng trong số tất cả các đồ để cúng dường Chư Phật tại gia. Nước trong chính là sự tinh khiết, sạch sẽ. Việc cúng bằng nước mang ý nghĩa lớn trong việc thể hiện sự thanh cao và tâm hồn trong sáng của mỗi con người. Khi cúng nước dâng Phật các vị Phật tử nên cúng bằng 3 ly nước tượng trưng cho Tam Bảo bao gồm 3 vị Phật, Pháp và Tăng.

Việc cũng bằng ly nước trong phần nào thể hiện được cái tâm của con người thoát khỏi sự vấy bẩn của hồng trần và tiến tới đạt đến 1 trình độ thanh tịnh và bình đẳng, đem lại sự an lành trong tâm hồn.

Cúng dường bằng hoa Sen

Hoa Sen là biểu tượng quốc gia và bất diệt trong đạo Phật. Biểu tượng hoa Sen được gắn ở mọi nơi trong chùa và mang 1 ý nghĩa rất to lớn. Sen tượng trưng cho sự tinh khiết và thanh cao, “gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”, thể hiện ý chí kiên cường và khả năng chống chọi, không bị vấy bẩn bởi những thứ tối tăm. Cũng giống như ý chí kiên cường và không bị khuất phục , tha hóa của con người trong những hoàn cảnh đen tối và áp bức.

Việc cúng dường bằng hoa Sen theo quan điểm trong Phật giáo là mục đích tượng trưng cho sự nỗ lực vươn lên của con người và giác ngộ tư tưởng tiến bộ, ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh.

Cúng dường bằng đèn dầu

Biểu tượng đèn dầu trong việc thờ cúng Đức Phật mang ý nghĩa rất dễ hiểu, tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ của các vị Chư Phật và chính là ngọn đèn chiếu sáng cho Phật tử cũng như mỗi gia đình.

Ánh sáng của đèn dầu thể hiện sự giác ngộ và thức tỉnh trí tuệ của mỗi người trong hành trình tìm kiếm những điều tốt đẹp và xóa sạch những điều xấu xa để tâm hồn được hướng thiện, tịnh quang. Điều này giúp cho việc nuôi dưỡng bản thân tốt hơn trong việc tu tâm tích đức và thoát khỏi ải khổ của trần gian, đem lại sự may mắn và an lành cho chính bản thân và cho gia đình.

Các vật phẩm dâng lên cúng dường
Các vật phẩm dâng lên cúng dường

Cách cúng dường tại nhà

Mỗi gia đình Phật tử thường có một bàn thờ để thờ các vị Chư Phật, Chư Bồ Tát, bên cạnh bàn thờ gia tiên. Do vậy, Cúng dường tại nhà là việc làm khá thường xuyên hàng ngày hàng tháng. Mỗi Phật tử sẽ có trách nhiệm chăm sóc bàn thờ với hương, đèn, hoa quả tươi, nước sạch và vệ sinh khu vực thờ sạch sẽ để thể hiện sự kính trọng đối với Đức Phật.

Lễ cúng dường Phật

Thông thường, lễ cúng dường Phật thường bao gồm đồ ăn và thức uống, tùy vào tâm và điều kiện kinh tế của các Phật tử. Trong quá trình cúng dười, chúng ta không nên bày biện và trang trí linh đình, hãy làm thật vừa đủ và đơn giản để tránh hoang phí và có tâm với Đức Phật là được.

Ngoài ra, các loại hương thơm, hoa tươi, nước, trái cây cũng là một trong số các lễ vật cần thiết mà mọi người nên chú ý để sắm thêm cho đầy đủ.

Lễ cúng dường Pháp

Đối với lễ cúng dường Pháp, các Phật tử là người cần phải học tập và nghiên cứu chánh pháp của Đức Phật để hiểu rõ được sự quan trọng và cao quý của giáo pháp. Rồi thông qua đó truyền bá bằng việc trao nhau hoặc truyền tay nhau giáo Pháp bằng các Ấn tống kinh sách, các loại băng đĩa, hay những buổi chia sẻ trực tiếp. Hoặc có thể co hơn nữa là giảng về Phật pháp hoặc xuất bản viết sách.

Lễ cúng dường Tăng

Tăng sĩ là những người tu hành theo đạo Phật, có sống trong sạch, và giữ gìn giới luật đồng thời không màng tới ham, sân, si. Các vị Chư Tăng là đại diện phụng sự của Phật pháp có trách nhiệm truyền đạt lại chánh Pháp cho các Phật tử. Do đó, việc cúng dường Tăng chính là cung dưỡng cho các vị sư Tăng thông qua việc công đức các loại đồ ăn và thức uống, y phục và thuốc thang, cũng như các đồ vật cần thiết phục vụ cho đời sống tu học của họ.

Việc cúng dường các chư Tăng chính là việc làm thiết thực nhất trong việc cúng Tam Bảo nhằm tích phúc đức cho bản thân và gia đình, và thể hiện lòng thành tôn kính cao cả đối với những người phụng sự cho Đức Phật, truyền bá chánh Pháp cho các Phật tử.

Mỗi gia đình Phật tử thường có một bàn thờ để thờ các vị Chư Phật, Chư Bồ Tát, bên cạnh bàn thờ gia tiên. Do vậy, Cúng dường tại nhà là việc làm khá thường xuyên hàng ngày hàng tháng. Mỗi Phật tử sẽ có trách nhiệm chăm sóc bàn thờ với hương, đèn, hoa quả tươi, nước sạch và vệ sinh khu vực thờ sạch sẽ để thể hiện sự kính trọng đối với Đức Phật.

Việc cúng dường là việc làm hàng năm không thể thiếu của tất cả các Phật tử trên thế gian theo đuổi đạo Phật. Đây là 1 hoạt động vô cùng ý nghĩa. Nếu mỗi người hiểu đúng và làm đúng sẽ càng tích thêm nhiều phước báu cho bản thân. Đồng thời, giúp cho bản thân càng ngày càng giác ngộ được những tư tưởng tiến bộ cao quý và kích thích lòng từ bi, độ lượng của chính mình, thoát khỏi những điều Tham – Sân – Si và mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và nhân loại.

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart