Cúng rằm tháng 7 được coi là nghi lễ quan trọng trong năm của người Việt Nam. Tháng này được gọi là tháng Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ đến cội nguồn, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình. Để tìm hiểu về ngày lễ này có những đặc điểm và những lưu ý gì, chúng tôi mời các bạn đọc cùng tham khảo chi tiết các thông tin dưới đây.

Tìm hiểu Cúng rằm tháng 7

Trong phong tục truyền thuyết dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng “Cô Hồn”, tháng của những người đã mất. Là tháng xá tội vong nhân, oan hồn của các vong khắp nơi được thoát khỏi cõi địa ngục và lên dương gian. Trong đó, ngày cúng rằm tháng 7 được coi là ngày cúng đặc biệt trong năm mục đích để cầu siêu cho những vong hồn này.

Dân gian lấy ngày rằm tức ngày 15/7 âm lịch là ngày cúng lớn trong năm. Một số gia đình có thể cúng trước vài hôm, không nhất thiết phải đúng ngày.

cung-ram-thang-7
Cúng rằm tháng 7

Mâm cúng rằm đầy đủ trong tháng 7

Trong nghi lễ cúng rằm tháng 7, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cũng như tục lệ của nơi ở, gia đình, mâm cúng sẽ có các hình thức khác nhau. Dưới đây là các loại mâm cúng rằm cở bản để các gia đình nắm được và chuẩn bị sắp xếp cho hoàn chỉnh.

Mâm cơm chay cúng Phật

Trong ngày rằm tháng 7, lễ cúng chay thường dâng lên để cúng các vị chư Phật. Một mâm cơm chay đầy đủ thường bao gồm:

  • Các loại xôi: xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi trắng.
  • Các loại rau, củ luộc.
  • Canh nấm hoặc canh rau củ.
  • Hoa quả.
  • Các loại thức ăn khác theo điều kiện và sở thích của gia đình.

Mâm cơm cúng chay trong cúng rằm tháng 7 đặc biệt quan trọng thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên các vị Phật, cầu mong cho gia đình có nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

mam-com-chay-cung-phat-ram-thang-7
Mâm cơm chay cúng Phật rằm tháng 7

Tham khảo bài viết cúng thí thực là gì

Mâm cơm cúng mặn cho gia tiên, thần linh

Lễ cúng mặn trong rằm tháng 7 thường dâng lên các vị gia tiên, bậc ông bà, cha mẹ, những người đã khuất nhằm tưởng nhớ và thể hiện sự thành kính, ghi nhớ cội nguồn của mình.

Mâm cơm cúng mặn đầy đủ bao gồm:

  • Các món thịt: gà luộc, chả, giò lụa, nem, tôm.v.v.
  • Các món canh: khoai tây hầm xương, bí đỏ hầm xương, canh bóng, canh măng.
  • Các loại xôi: trắng, xôi ngô, xôi đỗ.
  • Các loại rau, củ luộc: su su, rau cải luộc.v
  • Hoa quả: cam, quýt, dưa dấu, táo.
  • Rượu, nước lọc.
  • Mộ số món khác theo điều kiện và khẩu vị của gia đình.
mam-com-man-cung-gia-tien
Mâm cơm mặn cúng gia tiên

Mâm cơm chay cúng chúng sinh

Mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh bao gồm các vật phẩm dưới đây để dâng lên các vong linh không có nơi chốn để về để thể hiện lòng từ bi của mình, những vong này được gọi là chúng sinh.

Các món dây lên trong mâm cúng chúng sinh bao gồm:

  • Bỏng gạo, bỏng ngô các loại màu vàng, hồng trắng.v.v.
  • Gạo
  • Muối trắng
  • Cháo pha loãng
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Nước
  • Tiền vàng
mam-com-chay-cung-chung-sinh-ram-thang-7
Mâm cơm chay cúng chúng sinh rằm tháng 7

Cách bày trí mâm cúng r

Mỗi 1 mâm cơm cúng rằm tháng 7 đại diện sẽ có hình thức và cách bày trí khác nhau để đúng theo quy định, tránh xảy ra sự thừa thiếu trong quá trình thắp hương.

Đối với mâm cúng Phật, mâm cúng sẽ được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ.

Đối với mâm cúng mặn gia tiên và thần linh, vị trí đặt xếp sau mâm cúng Phật. Chúng ta cần sắp xếp đồ mặn trong mâm và hoa quả, bánh kẹo (nếu có) bên ngoài.

Đối với mâm cúng chúng sinh, có thể cúng ở ngoài trời. và đặt ở giữa sân. Sau khi hương đã tàn, đem muối gạo rắc 2 bên lề đường để chúng sinh được hưởng lộc.

cach-bay-tri-mam-cung-ram-thang-7
Cách bày trí mâm cúng rằm tháng 7

Ngày và giờ tốt cúng rằm tháng 7 năm 2023

Ngày cúng rằm tháng 7 là ngày 15 âm lịch hàng năm. Hoặc dân gian lưu truyền và cúng từ ngày mùng 2 đến ngày 15 âm lịch, tùy theo từng điều kiện của gia đình. Trong tháng 7, theo quan niệm xưa, Diêm Vương sẽ tiến hành mở của Quỷ Môn Quan để linh hồn của người đã mất được trở về trần thế, hưởng thụ vật phẩm mà con cháu trong gia đình dâng lên cúng tế.

Giờ tốt để cúng là giờ trước 12h đêm ngày 15/7. Thông thường, lễ cúng diễn ra vào thời điểm chiều tối, số ít diễn ra vào buổi sáng.

Chủ yếu buổi sáng gia đình làm lễ Vu Lan ở chùa để cầu siêu cho các bậc cụ, ông, bà, bố, mẹ và các anh em trong dòng họ đã mất. Sau đó trở về nhà và cúng Phật, Thần Linh, gia tiên tại nhà.

Lễ cúng cô hồn vất vưởng thường diễn ra buổi chiều, vì theo quan niệm trong dân gian, các cô hồn sợ ánh sáng và sẽ không đón nhận thụ hưởng được vật phẩm khi cúng vào thời gian sáng sớm.

Các khung giờ đẹp (giờ hoàng đạo) ngày 15/7/2023 âm lịch (tức ngày 30/8/2023 dương lịch) thích hợp cho việc cúng Rằm như sau:

  • Sửu (1h-3h)
  • Thìn (7h-9h)
  • Tỵ (9h – 11h)
  • Mùi (13h-15h)
  • Tuất (19h-21h)

Văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất

Văn khấn cúng cho gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Tổ tiên và chư vị Hương Linh.

Tín chủ (chúng) con là:………………………..
Ngụ tại:………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm 2023, là ngày xá tội vong nhân, lễ vu lan báo hiếu, cho chúng con thắp nén nhang tưởng nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh ra chúng con để được hưởng âm đức.

Nay tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quảt hành kính dâng lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội cùng tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị chứng giám lòng thành, về để thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con cháu được mạnh khỏe, bình an, tài lộc vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin gia tiên được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Xem cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách

Văn khấn cúng Phật, Thần Linh

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con xin được lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con cúi lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…
Tín chủ con là……………cùng………
Ngụ tại……………………………………..

Nay tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, phẩm vật dâng lên trước án.

Tín chủ con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Tín chủ con thành tâm kính mời các ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, các ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong đất này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay là ngày Vu Lan báo hiếu, vong nhân được xá tội. Chúng con kính đội ơn Tam Bảo,  đội ơn Phật trời, các đấng Thần Linh đã che chở. Mong các ngài về thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, tiền tài như ý.

Con cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những điều lưu ý khi thực hiện cúng

Trong quá trình chuẩn bị để cúng rằm tháng 7, các gia đình, con cháu nên lưu ý 1 số điều dưới đây để lễ cúng được suôn sẻ và đảm bảo đúng theo nghi thức dân gian lưu truyền nhiều đời nay:

  • Sắp lễ cúng phải theo trình tự từ cao xuống thấp, lễ cúng Phật ở trên cao, lễ cúng gia tiên và thần linh ở dưới.
  • Không cúng chúng sinh trong nhà mà phải đặt ở ngoài cổng hoặc ngoài sân để tránh vong linh không phải của gia đình vất vưởng vào khu vực gia tiên quấy phá.
  • Việc cúng phải được diễn ra trước ngày 15/7 âm lịch.
  • Vàng, mã quần áo phải được ghi chú tên của người nhận trước khi hóa để tránh vong linh nhận nhầm.
  • Trước khi tiến hành cúng, gia đình nên ra thăm và quét dọn lại phần lăng mộ đá của gia tiên.
  • Khi thắp hương cần ăn mặc chỉnh tề, tránh kệch cỡm.
  • Bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi dâng mâm cúng.
tham-mo-vao-ngay-ram-thang-7
Thăm mộ vào ngày rằm tháng 7

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart