Mẫu Cột Đá Đẹp, Cột Đồng Trụ
Báo GiáMô tả
Cột đá, cột đồng trụ là một trong những kiến trúc truyền thống trong các công trình xây dựng của người Việt xuất hiện trong các ngôi nhà cổ, nhà thờ, đình, chùa hay những công trình hiện đại như biệt thự. Đây là chất liệu sẵn có, độ bền cao, chịu lực tốt không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đặc biệt chất liệu này có thể chạm khắc họa tiết phù hợp với văn hóa và tín ngưỡng của người Việt
Cột đá là gì?
Cũng giống như khi xây nhà cần các kết cấu bê tông cốt thép, cột đá là những cột hình vuông hoặc tròn trong những công trình đình chùa, nhà thờ làm bằng đá nguyên khối có tác dụng chịu lực và nâng đỡ toàn bộ công trình. Yêu cầu đặc biệt quan trọng của cột đá là phải bằng đá nguyên khối không được cắt xẻ thành từng đoạn nhỏ. Đây là loại sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao vì vậy khi có ý định lắp đặt quý khách hàng hãy liên hệ đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để được tư vấn lắp đặt sản phẩm chất lượng nhất.
Cấu tạo của cột đá
Cột đá bao gồm ba phần chính: đầu cột, thân cột và chân cột.
- Đầu cột: Đây là phần cột ở trên cùng và thường có một hình dạng khác biệt so với thân cột. Phần đầu cột có thể được thiết kế để tạo ra sự nổi bật và tạo điểm nhấn cho kiến trúc chung, theo dạng bóng đèn bát sen hoặc trang trí thêm nghê, chim ở phía 4 góc.
- Thân cột: Đây là phần dài nhất của cột đá và có thể được chạm khắc hoặc trang trí với các họa tiết hoặc chữ viết. Thân cột thường được tạo ra bằng cách đục hoặc khắc từ một khối đá lớn hơn để tạo ra hình dạng hình trụ hoặc hình chữ nhật.
- Chân cột: Chân cột hay còn được gọi là chân tảng đá kê cột, đá kê chân cột, đá tảng kê cột… có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ chịu lực cho toàn bộ cột. Đây là phần cột ở dưới cùng và thường được thiết kế để tương thích với các phần khác của kiến trúc như sàn, móng để hỗ trợ trọng lực của cột.
Chức năng của cột đá trong các công trình kiến trúc
Cột đá có nhiều chức năng quan trọng trong các công trình kiến trúc. Sau đây là một số chức năng chính của nó:
- Hỗ trợ trọng lực: Cột là một phần quan trọng của cấu trúc chịu lực trong các công trình kiến trúc. Trong kiến trúc đình chùa, nhà thờ họ cột đá và cột hiên là phần chịu lực chính của công trình
- Tạo điểm nhấn kiến trúc: Cột có thể được thiết kế để tạo ra sự nổi bật và tạo điểm nhấn cho kiến trúc chung của công trình. Hơn nữa, với những họa tiết chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế còn mang lại giá trị phong thủy và thu hút người nhìn.
- Trang trí nội thất và ngoại thất: Cột đá có thể được sử dụng để trang trí nội thất và ngoại thất của các công trình kiến trúc. Chúng có thể được trang trí với các họa tiết hoặc chữ viết để tạo ra một cảm giác nghệ thuật và tinh tế.
- Tăng tính thẩm mỹ của công trình: Cột là yếu tố quan trọng để tăng tính thẩm mỹ của các công trình kiến trúc. Chúng có thể được thiết kế để tương thích với kiểu dáng và phong cách của công trình.
Kích thước cột đá
Kích thước cột đá có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thiết kế của công trình kiến trúc như đình chùa, nhà thờ gia tộc hay các công trình gia đình.
Với những công trình rộng lớn như đình làng, đình chùa hay nhà thờ gia tộc, dòng họ tổ tiên thì thường kích thước tiêu chuẩn sẽ là: cao khoảng 25-30m, thân rộng vuông 2.5×2.5m, đế khoảng 4x4m…
Với các công trình vừa và nhỏ theo quy mô gia đình sẽ có kích thước khoảng 20-25m, thân rộng vuông 2.5×2.5m và đế 4x4m.
Ngoài ra, nếu bạn xây theo kích thước lỗ ban phong thủy để cầu mong sự may mắn, bình an cho gia đình thì có thể lựa chọn kích thước tổng cao 25m, thân vuông 3x3m và đế 4.5×4.5m.
Các loại cột đá
Cột đá là một thành phần quan trọng của kiến trúc và được sử dụng trong nhiều loại công trình. Dưới đây là một số loại phổ biến:
Cột tròn
Cột đá tròn là một trong những loại cột được sử dụng phổ biến nhất trong kiến trúc, bởi nó mang lại vẻ đẹp thanh lịch, toàn vẹn và vĩnh cửu. Với dạng khối trụ tròn, cột tròn không có góc cạnh nên ít bị tổn hại và hầu như không thể sứt mẻ. Vì thế, nó rất bền và đáp ứng được yêu cầu của các công trình kiến trúc lớn.
Không chỉ có độ bền tốt mà cột đá tròn còn có tính thẩm mỹ cao. Với vẻ ngoài đơn giản, tinh tế và thanh lịch, cột đá tròn thường được lựa chọn để trang trí những công trình như nhà thờ họ, biệt thự, nhà ở, đình chùa… Hoa văn trên cột tròn cũng thể hiện được sự uyển chuyển, mềm mại, uốn lượn theo thân cột như tùng, cúc, trúc mai; tứ linh; rồng phượng…
Bên cạnh đó, phần đế kê cột (phân chân cột) của cột đá tròn cũng được thực hiện rất công phu, với các hoạ tiết như lá hay hoa tương ứng với chủ đề hoạ tiết phần thân. Điều này tạo ra sự liên kết và thống nhất giữa các phần của cột, đồng thời tôn lên vẻ đẹp của nó.
Cột vuông
Cột đá vuông là một trong những loại được sử dụng phổ biến trong kiến trúc. So với cột tròn, cột vuông mang đến cho người nhìn một cảm giác cứng cáp, chắc chắn hơn. Điều này phù hợp với các công trình có kiến trúc hiện đại, phóng khoáng và đơn giản hơn. Cột vuông thường được sửa dụng là cột cho cổng làng, cột đồng trụ đặt làm cổng đá nhà thờ, khu di tích, đình chùa với dáng thiết kế to, đứng sừng sững uy nghiêm
Ngoài tính thẩm mỹ, cột vuông còn mang ý nghĩa tượng trưng về sự cứng cáp, kiên định và bền bỉ. Trên thân cột còn được viết nên những câu thơ, câu đối để tạo sự cân xứng giữa các mặt mang đậm giá trị văn hóa.
Cột đồng trụ
Về cấu tạo, kích thước cũng như chất liệu thì cột đồng trụ sẽ hoàn toàn giống với các cột đá. Tuy nhiên, về chức năng thì có sự khác nhau. Có thể hiểu đơn giản, cột đồng trụ thường được đặt 2 bên của công trình và đặt ở mặt trước, cột sẽ không có tác dụng nâng đỡ mà chủ yếu là mang ý nghĩa về phong thủy, tâm linh.
Cột đồng trụ được ví như 2 người lính canh gác cho công trình, giúp ngăn chặn, xua đuổi mọi tà khí xấu có thể làm ảnh hưởng đến đình chùa, nhà thờ họ. Đây chính là biểu tượng của sự bền vững trong tâm linh người dân Việt.
Bên cạnh đó, vì cột đồng trụ được đặt ở ngoài trời nên sẽ không có phần đầu cột mà thay vào đó là bát phượng, bóng đèn, đao đèn và trên cùng là phượng trầu.
99+ mẫu cột đá bền đẹp, chất lượng cao
Dưới đây là những mẫu cột đá đẹp, cột đồng trụ được làm từ các loại đá tự nhiên có độ bền cao, mời bạn tham khảo:
Mẫu 01:
Mẫu 02:
Mẫu 03:
Mẫu 04:
Mẫu 05:
Mẫu 06:
Mẫu 07:
Mẫu 08:
Mẫu 09:
Mẫu 10:
Mẫu 11:
Mẫu 12:
Mẫu 13:
Mẫu 14:
Mẫu 15:
Mẫu 16:
Mẫu 17:
Mẫu 18:
Mẫu 19:
Mẫu 20:
Mẫu 21:
Mẫu 22: Các mẫu cột đá do Đá mỹ nghệ An Khang thi công tại chùa Vạn Phúc
Đặc điểm nổi bật của cột đá
Cột đá là một phần không thể thiếu trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam từ xa xưa. Các công trình truyền thống như đền, chùa, cung điện, cổng đình, đình làng, đình thôn, … đều có sự hiện diện của sản phẩm này. Vậy cột có những đặc điểm nổi bật nào?
Độ bền cao theo năm tháng
Cột đá là một phần quan trọng trong kiến trúc, mang đến tính thẩm mỹ cao và tạo nên sự vững chắc cho công trình. Đặc điểm nổi bật của đá tự nhiên là có độ bền cao do được tạo ra thông qua quá trình tự nhiên kéo dài hàng triệu năm.
Đá được tạo ra bởi áp lực và nhiệt độ cao trong lòng đất, khiến cho các phân tử đá liên kết chặt chẽ với nhau. Quá trình này tạo nên một cấu trúc rắn chắc, chịu được tải trọng và khả năng chống chịu mài mòn, ăn mòn, tác động của thời tiết và các yếu tố tự nhiên khác. Ngoài ra, đá tự nhiên còn có tính năng chống cháy, chống nước và không bị phai màu theo thời gian.
Hoa văn đa dạng mang nhiều ý nghĩa khác nhau
Cột đá còn được trang trí với những hoa văn đa dạng, mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo phong cách và chủ đề thiết kế. Những hoa văn này không chỉ làm đẹp mà còn thể hiện nghệ thuật và tinh thần của nhà xây dựng.
- Hoa văn rồng phượng: Hoa văn rồng phượng thường được dùng để trang trí trong kiến trúc cổ truyền của người Đông Á. Rồng và phượng lần lượt tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy và sự tinh khiết, phù hợp với tinh thần của dân tộc Việt Nam.
- Hoa văn tùng – cúc – trúc mai: Tùng, cúc, trúc và mai đều là những loài cây trường thọ, tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và thành đạt.
- Hoa văn tứ linh: Hoa văn Tứ Linh là một trong những hoa văn truyền thống của văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng và niềm tin vào các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh. Tứ Linh bao gồm long, ly, quy, phụng, mỗi loài động vật đều có ý nghĩa và tượng trưng riêng, mang lại sự may mắn, bình an và thịnh vượng.
Ngoài ra còn có các hoa văn như cá chép, hoa sen, câu đối chữ Hán, Nôm…
Tính thẩm mỹ cao
Với tính thẩm mỹ cao, cột đá không chỉ đóng vai trò kiến trúc mà còn có ý nghĩa tâm linh, phong thủy. Ví dụ như cột đồng trụ được coi là biểu tượng của sự cân bằng và vững chắc, được sử dụng trong kiến trúc và phong thủy để cân bằng năng lượng trong không gian.
Cột đá thường được đặt ở đâu?
Cột đá thường được đặt ở nhiều vị trí trong các công trình kiến trúc, nhưng thường được đặt ở những vị trí có vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ, cấu trúc và chức năng. Một số ví dụ về vị trí đặt bao gồm:
- Trong các công trình tôn giáo như đền, chùa, nhà thờ, cột đá thường được đặt ở những vị trí quan trọng như trước cửa chính, sân thánh, giữa nhà thờ, hay trong các tòa tháp.
- Trong các công trình công cộng như bảo tàng, thư viện, cột đá thường được đặt ở vị trí trung tâm, đóng vai trò trang trí và cấu trúc cho công trình.
Có thể liệt kê một số ứng dụng điển hình của cột đá như:
Cột đá nhà thờ họ
Cột nhà thờ họ thường được chia làm 2 loại là cột trong nhà và cột bên ngoài. Cột trong thường có hình tròn và được làm bằng đá xanh rêu, đá xanh đen cùng những hoa văn chạm trổ sắc nét, mang đậm giá trị truyền thống. Còn cột hiên, cột hàng rào bên ngoài có hình tròn hoặc vuông.
Những cột đá cùng các hoa văn tinh xảo, câu đối văn thơ ý nghĩa, văn tự cổ chính là nơi cất giữ những giá trị văn hóa xưa và thể hiện tấm lòng nhớ về cội nguồn của con cháu xây dựng nên.
Cột hiên bằng đá
Chức năng của cột hiên vô cùng quan trọng, giúp nâng đỡ phần mái và làm trụ cho toàn bộ công trình. Với những nhà gỗ 4 đến 5 gian thì cần khoảng 4 đến 6 cột hiên bằng đá để tạo sự chắc chắn và tăng tính thẩm mỹ.
cột hiên bằng đá là sản phẩm làm hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên và có tính năng bền chắc, không bị thoái hoá theo thời gian, không nứt vỡ, không bị tác động bởi ngoại cảnh, môi trường hay sinh vật như mối mọt… Nhờ tính năng này, cột hiên bằng đá được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc và trang trí nội thất, đặc biệt là trong các công trình lâu đời như nhà thờ, dinh thự, cung điện…
Cột đá biệt thự, nhà ở
Chất liệu đá sử dụng cho cột biệt thự thường là granite, đá trắng hoặc đá cẩm thạch. Kích thước và hình dạng của cột đá cũng thay đổi tùy vào yêu cầu của từng khách hàng. Cột đá trong biệt thự, nhà ở thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho kiến trúc ngoại thất hoặc tạo không gian sang trọng và đẳng cấp cho không gian nội thất.
Cột đá được làm từ loại đá nào?
Cột đá có thể được làm từ nhiều loại đá khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu về màu sắc, độ cứng và tính chất của từng công trình. Tuy nhiên, các loại đá thường được sử dụng nhiều để làm cột bao gồm:
Đá xanh Thanh Hóa
Đá xanh Thanh Hóa có màu sắc chủ yếu là màu xanh đậm, với những vân và đốm màu trắng tạo thành những họa tiết tự nhiên độc đáo trên bề mặt của đá. Đặc điểm nổi bật của đá xanh Thanh Hóa là độ cứng và độ bền cao, chịu được tác động mạnh mẽ từ môi trường xung quanh như áp lực, độ ẩm, nhiệt độ và không bị biến dạng hay rạn nứt theo thời gian.
Do đó, đá xanh Thanh Hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng để chế tạo các sản phẩm đá mỹ nghệ như cột đá, bàn đá, ghế đá và các sản phẩm trang trí nội thất và ngoại thất khác.
Cột đá, cột đồng trụ được làm từ đá xanh rêu, đá xanh đen có vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, tự nhiên và mang lại cảm giác vô cùng thân thuộc.
Đá trắng
Đá trắng có màu sắc tinh khiết, thanh lịch, phù hợp với các công trình kiến trúc có phong cách hiện đại, độ cứng của đá trắng cũng khá cao nhưng không bền bỉ bằng đá xanh Thanh Hóa. Tuy nhiên, đá có độ bóng nên rất sang trọng và đẹp mắt thường được ứng dụng để làm cột đá, tượng đá, bàn đá…
Đá granite
Đá granite có độ cứng và độ bền cao, màu sắc đa dạng và có thể được đánh bóng để tạo ra bề mặt sáng bóng. Do đó, đá granite thường được sử dụng để làm cột đá trong các công trình kiến trúc như tòa nhà, biệt thự, khu đô thị, công viên.
Báo giá CHI TIẾT các mẫu cột đá 2023
Dưới đây là bảng báo giá cột đồng trụ, cột đá mới nhất 2023, mời bạn tham khảo:
STT | LOẠI CỘT | KÍCH THƯỚC (CM) | GIÁ THÀNH (VNĐ) |
1 | Cột vuông | 20 x 20 x 200 | từ 3.000.000 – 7.500.000 |
25 x 25 x 235 | |||
30 x 30 x 255 | |||
2 | Cột tròn | 20 x 200 | Từ 3.500.000 – 7.000.000 |
25 x 230 | |||
30 x 255 | |||
3 | Cột đồng trụ | 40 x 40 x 455 | từ 27.000.000 – 45.000.000 |
45 x 45 x 500 | |||
50 x 50 x 565 |
Lưu ý:
- Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách vui lòng liên hệ số hotline của Đá mỹ nghệ An Khang để được nhân viên tư vấn chi tiết.
- Bảng giá trên chưa bao gồm VAT, phí vận chuyển.
- Bảng giá trên có thể tăng hoặc giảm do giá đá từng thời điểm hoặc áp dụng các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng.
Đơn vị chế tác, thi công cột đá uy tín, chất lượng
Đá Mỹ Nghệ An Khang có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất đá tự nhiên, đặc biệt là trong sản xuất các sản phẩm như lăng mộ đá, đồ thờ đá, linh vật đá, kiến trúc đá và cột đá. Điểm mạnh của đơn vị là đội ngũ nhân công lành nghề, nhiệt huyết, đảm bảo cho quý khách hàng có thể hoàn toàn hài lòng với chất liệu đá tự nhiên 100%, tay nghề cao, điêu khắc tỉ mỉ đến tiến độ thi công lắp đặt đúng hẹn.
Đá Mỹ Nghệ An Khang cung cấp các sản phẩm đa dạng từ chất liệu đá xanh, đá trắng, đá xanh rêu, đá vàng, đá cẩm thạch, đá hoa cương đến kiểu dáng, kích thước, hoa văn, mang lại sự đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đá mỹ nghệ An Khang là đơn vị trực tiếp thiết kế và thi công cột đá đẹp tại Ninh Bình. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, xây dựng khu lăng mộ đẹp xin liên hệ:
VPDD: Toà nhà Five Star Garden, 460 Khương Đình – Thanh Xuân – HN.
Trụ Sở Chính: Thôn Xuân Thành, Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.
Cở Sở Sản Xuất: Làng Nghề Truyền Thống Xã Ninh vân, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.
Hotline: 0948.25.33.88 – 0916 301 763
Email: damyngheankhang@gmail.com
Website: https://damyngheankhang.vn/
ĐÁ MỸ THUẬT AN KHANG XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ KHÁCH HÀNG.!