Đạo Công Giáo là đạo giáo mang ý nghĩa to lớn, thể hiện niềm tin tuyệt đối về sự ra đời, sinh sôi nảy nở của vạn vật và sự che chở bởi Chúa Giêsu. Đạo được ra đời vào những năm đầu thế kỷ thứ Nhất sau Công Nguyên. Chúa Giêsu có mẹ sinh thành là bà Maria, và cha là ông Giuse. Quá trình truyền đạo của Chúa Giêsu bắt đầu diễn ra vào năm Ngài 30 tuổi. Trong quá trình truyền và giảng đạo, Chúa Giêsu liên tục bị những người thuộc dân tộc Do Thái đố kỵ, ghen ghét, đả kích dẫn đến việc mâu thuẫn và bị các nhà cầm quyền đương thời ngăn kết tội mưu phản La Mã. Ngài đã bị tử hình vào năm 33 tuổi bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập. Đạo Công Giáo

Kể từ đó cho tới nay, Đạo này vẫn luôn được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng. Có ý nghĩa rất to lớn cụ thể qua từng ngày lễ đặc biệt riêng. Công Giáo có nguồn gốc từ đâu và phong tục như thế nào? Công Giáo và đạo Thiên Chúa Giáo có phải là một? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về đạo Công Giáo

Đạo Công Giáo là Đạo được giảng dạy và thiết lập Hội Thánh bởi chính Chúa Giêsu trên nền tảng tiên khởi là các Tông đồ trước đó khoảng 2000 năm và hiện nay hội Thánh Công Giáo được chỉ đạo và điều hành bởi Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô. Mục đích của hội này nhằm loan truyền ơn cứu độ đến cho muôn người dân. Nó còn được gọi là Đạo Yêu thương là tổ chức tôn giáo đem đến tin vui và Phúc âm của ngài Chúa Kitô đến cho mọi người trên trái đất. Thiên Chúa biến đổi tất cả mọi người theo đạo để có Phúc âm hóa nhằm chia sẻ hạnh phúc và tình yêu thương đến với mọi người.

Những người theo đạo đã lấy sức mạnh và đạo lý sống, sự sống của mình từ chính Thiên Chúa và Sách Thành. Những ai có niềm tin bất diệt với Chúa sẽ được Ngài che chở, cứu vớt tâm hồn và mang đến cho bản thân và gia đạo nhiều an lành và tin vui.

Tìm hiểu về đạo công giáo
Tìm hiểu về đạo công giáo

Đạo Công Giáo và Thiên Chúa Giáo có phải là một?

Nhiều người trên thế giới vẫn lầm tưởng đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa Giáo là một. Tuy nhiên, trong thực tế đây là hai Đạo giáo độc lập và có một số điểm khác biệt.

Công Giáo là đạo được giảng dạy và lập nên từ nền tảng Tông Đồ nhằm mang ơn tốt lành và lan truyền những điều tốt đến cho mọi người. Đây là Đạo giáo có ý nghĩa trong việc cứu rỗi con người thoát khỏi những lầm than và tiến tới cuộc sống tốt hơn.

Đạo Thiên Chúa chính là Đức Chúa Trời, người được coi là đã tạo ra vạn vật trong cõi đời. Thiên Chúa Giáo do Đức chúa Giêsu thiết lập nên từ người Do Thái cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đạo Thiên Chúa có quy mô lớn hơn và có nhiều giáo hội đa dạng.Do vậy, đạo Công Giáo và Thiên Chúa Giáo tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng thực chất là 2 đạo khác nhau.

Đạo thiên chúa giáo và công giáo có phải là một?
Đạo thiên chúa giáo và công giáo có phải là một?

Lịch sử ra đời của đạo Công Giáo

Công giáo là một trong những giáo phái lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ thời Chúa Giêsu. Nhà thờ Công giáo được ra đời và phát triển bởi Constantine I vào năm 325 Công Nguyên tại Hội đồng Nicaea.

Công giáo là được bắt nguồn từ đất nước Hy Lạp. Được hiểu là tôn giáo được phổ biến cho tất cả mọi người trên trái đất không quan trọng màu da, dân tộc. Đạo này được truyền bá và du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII, tức thuộc thời nhà Nguyễn và có tên gọi đầu tiên là đạo Da Tô.

Xuất hiện ở Việt Nam đến từ chính các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha ở những năm 1533. Họ đã bị trục xuất khỏi Việt Nam sau khi bị bắt quả tang đang cố gắng cải đạo các vị phi tần và hoạn quan của nhà vua.

Vào năm 1615, Giáo hoàng Paul V đã bổ nhiệm Alexandre de Rhodes làm Tổng giám mục Avignon và Đại diện cho Tông tòa Đàng Trong (nay là Việt Nam). Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình tại Việt Nam để tham gia dịch các văn bản Công giáo sang tiếng Việt để thành lập trường học cho trẻ em Việt Nam.

Đạo Công Giáo thờ ai?

Trong giáo lý, Đạo Công Giáo chỉ thờ một Người duy nhất là Thiên Chúa – Đấng tối cao đã dựng nên trời đất và  là cái nôi sinh sôi ra vạn vật hữu hình và vô hình. Thiên Chúa trong đạo có 3 ngôi: thứ nhất chính là ngôi Cha, thứ hai chính là ngôi Con ( chính là Chúa Giê-su ), thứ ba chính là ngôi Thánh Thần. Ngôi thứ nhất là người sáng tạo trời đất, Ngôi thứ hai  là người cứu chuộc và Ngôi thứ ba là thánh hóa.

Thiên Chúa là Đấng tối cao luôn bảo vệ và che chở, khẳng định sự tồn tại cho dòng tộc của những người theo đạo, giúp cuộc sống của họ tốt đẹp và gặp nhiều an lành trong cuộc sống. Đây cũng là lý do những người theo đạo luôn đặt Thiên Chúa ở nơi cao nhất nhằm nhắc nhở chính bản thân và những người trong gia đình tưởng nhớ và ghi nhớ tới công ơn của Chúa.

Quan niệm về linh hồn và thể xác được tồn tại một cách riêng biệt song song. Những người đã mất sẽ đi về thiên đàng hoặc địa ngục. Nếu ở trần gian họ sống tốt đẹp và không phạm phải những điều sai trái thì Chúa sẽ dẫn họ đến nơi ánh sáng phước lành, đó gọi là Thiên Đàng. Ngược lại, trên trần gian họ sống ác và làm điều xấu sẽ bị đày ải xuống địa ngục để trả giá và làm theo sự phụng của Chúa.

Đạo công giáo thờ ai?
Đạo công giáo thờ ai?

6 ngày lễ đặc biệt trong đạo Công Giáo

Lễ Phục Sinh

Đây là lễ đặc biệt quan trọng của những người theo đạo Kito. Là ngày kỉ niệm chúa Giêsu qua đời và hồi sinh của toàn bộ các tín đồ Thiên Chúa Giáo. Lễ Phục Sinh không có ngày diễn ra cố định, thường được người dân tổ chức vào dịp cuối tuần, cụ thể vào ngày Chủ Nhật bất kỳ của cuối tháng Ba sang đầu tháng Tư. Đây là ngày đầu tiên của ngày Xuân Phân hoặc ngày trăng tròn. Chính vì vậy, ngày lễ Phục Sinh còn được người dân coi như ngày mừng lễ hội mùa xuân, vạn vật tươi mới.

Lễ Phục Sinh có ý nghĩa rất lớn, mang đến 1 niềm tin bất diệt với những người theo đạo Kito. Họ tâm niệm rằng, sự qua đời và phục sinh của Chúa Giêsu đã giúp con người giải phóng và thoát khỏi tội lỗi, và chỉ có Ngài mới làm kim chỉ nam có đủ quyền lực để đem lại cho cuộc sống của họ vĩnh cửu.

Hàng năm, ngày Lễ Phục Sinh trong đạo Công Giáo còn là ngày của mùa xuân, cây cối vạn vật được sinh sôi nảy nở, đâm chồi nảy lộc. Giống như việc bước sang 1 trang mới của cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.

Lễ Chúa thăng thiên

Trong đạo Công Giáo, lễ chúa thăng thiên (hay còn gọi là lễ chúa lên trời) cũng là 1 trong những ngày lễ quan trọng của người Công Giáo. Ngày lễ này được tiến hành chỉ sau ngày lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày. Thời gian diễn ra ngày lễ Chúa thăng thiên diễn ra vào thứ Năm.

Sau khi Phục sinh và ban phước cho các Môn đồ, Chúa Giê su đã trở về Thiên đàng với 1 sự khởi đầu mới, công việc của Ngài ở dưới trần đã kết thúc. Mặc dù Chúa đã về với trời và không còn hiệu hữu hình, nhưng đối với tất cả những người theo đạo Kito thì Ngài vẫn luôn hiện hữu 1 cách vô hình và tiếp bước cùng giáo hội.

Lễ chúa thăng thiên một nghi lễ quan trọng của người công giáo
Lễ chúa thăng thiên một nghi lễ quan trọng của người công giáo

Lễ Chúa hạ trần

Lễ Chúa hạ trần (hay còn gọi là lễ Chúa hiện xuống, lễ Giáng xuống hoặc lễ Ngũ tuần) là ngày lễ diễn ra sau ngày thứ 50 của ngày lễ Phục Sinh. Chúng được cử hành vào ngày Chúa Nhật thường trong khoảng 10/5 đến 13/6 hàng năm.

Lễ Chúa hiện xuống trong đạo Công Giáo là dịp những người theo đạo Kitô ăn mừng kính sự kiện lịch sử Thiên Chúa sai phái các Chúa Thánh Thần xuống để truyền đạo và phân phát màu nhiệm cho các Tông đồ. Chúa Thánh Linh xuống đem đến niềm tin và những tín hiệu tốn lành vào sự sống vào sự sống. Đồng thời, là phép thần để trị bệnh, và giúp con người thoát khỏi bệnh tật, tai ương.

Ngày Đại lễ Ngũ Tuần cũng được coi là ngày lễ Tạ ơn ở người Do Thái. Trong ngày lễ Tạ ơn vụ mùa, họ sẽ dâng các phẩm vật lên bàn thờ Chúa để bày tỏ lòng biết ơn một mùa màng bội thu.

Lễ Đức mẹ lên trời

Lễ Đức Mẹ lên trời trong đạo Công Giáo (hay còn gọi là lễ Đức Mẹ Mông Triệu) là ngày lễ quan trọng của người Kito thuộc giáo hội Công Giáo Roma và hội Cộng đồng Anh Giáo về việc Đức Mẹ của Thiên Chúa là bà Maria thăng thiên sau khi hoàn tất cuộc đời ở cõi dương trần. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 15/8.

Đức Mẹ Thiên Chúa sau khi qua đời được mãi mãi đồng trinh, người đã được đưa vào vinh quang thiên quốc và xứng đáng được ân sủng bởi là người đã sinh ra Chúa Giesu.

Lễ các thánh

Lễ các Thánh (hay còn gọi là Lễ Chư Thánh) là ngày lễ được tổ chức bởi Kito giáo Tây Phương hàng năm diễn ra vào ngày 1 tháng 11 hoặc Chủ nhật đầu tiên sau ngày lễ Chúa Hạ trần nhằm tưởng nhớ và tôn vinh tất cả các vị Thánh Kito Giáo đang ở trên Thiên Đàng.

Đây là dịp lễ trọng đại thể hiện đức tin của những người trên dương thế đối với các vị Thánh trên Thiên Đàng, cầu nguyện cho con người được bình an, và mạnh khỏe, sống tốt đẹp theo Chúa.

Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng sinh là ngày lễ kỉ niệm mừng chúa Giesu chào đời. Đây được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong đạo Công Giáo thuộc hội Cơ Đốc Giáo. Những người Kito giáo cho rằng Chúa Giêsu chào đời vào khoảng thời gian giữa những năm thứ 7 và 2 trước Công Nguyên thuộc Do Thái

Hàng năm, Ngày lễ chào mừng Chúa ra đời được tổ chức vào đêm 24/12 và rạng sáng ngày 25/12. Ngày lễ diễn ra ở nhiều nước phương Tây và phương Đông, có thể kéo dài tới hàng chục ngày. Tất cả những người theo đạo Thiên Chúa hoặc không theo đạo Thiên Chúa đều tham gia các lễ hội và trò chơi để hưởng ứng ngày Chúa Giáng sinh.

Lễ Giáng sinh là ngày lễ kỉ niệm mừng chúa Giesu chào đời
Lễ Giáng sinh là ngày lễ kỉ niệm mừng chúa Giesu chào đời

Phong tục làm ma, chôn cất của người theo đạo Công Giáo

So với những đám tang thường thấy thì tang lễ  và mộ đá công giáo của những người theo đạo Công giáo có cách thức tổ chức khác biệt và nhiều công đoạn hơn. Điều này được thể hiện dưới đây:

Nghi thức cầu nguyện cho người hấp hối

Ở đạo Công Giáo có 1 điểm đặc biệt là vào thời điểm người hấp hối sắp lâm chung thì tất cả những người thân theo Đạo trong nhà sẽ tiến hành vẩy dầu xung quanh giường nằm. Hành động này mang ý nghĩa làm cho tinh thần của người sắp ra đi được thanh thản và yên tâm nhắm mắt xuôi tay về với Thiên Đàng.

Sau khi người thân đã mất, nhà thờ sẽ tiến hành đánh chuông, nam 7 hồi, nữ 9 hồi để thông báo tới người thân, họ hàng, làng xóm và bạn bè được biết đến thăm viếng và chia buồn với gia đình có người mất.

Chuẩn bị các thủ tục trong đám tang

Thứ nhất, khi tiến hành tổ chức đám tang là gia đình cần lập 1 ban tang lễ nhằm phân công và chia việc cho từng bộ phận trong việc làm đám tang cho người thân của mình. Trong ban tang lễ cần có 3 bộ phận bao gồm: người hộ lễ, người thu lễ và người chấp hiệu.

Thứ hai, sau khi đã sắp xếp xong, gia đình cần tiến hành tắm rửa cho người đã mất. Người làm nghi thức này sẽ chải tóc, lau mặt và thân thể cho người mất rồi mặc quần áo ngay ngắn chỉnh tề cho họ.

Thứ ba, gia đình sẽ tiến hành dán cáo phó có ghi đầy đủ tên thánh, ngàu giờ mất và ngày giờ an táng chôn cất của người đã mất lên cáo phó.

Thứ tư, nhập liệm quan tài cho người đã mất bằng cách tất cả các thành viên trong gia đình, hàng xóm và những người theo đạo sẽ tiến hành quy tụ lại hát thách ca và đọc kinh trước khi Cha sở làm lễ nhập quan. Bàn thờ trong đám tang của người Công Giáo sẽ được đặt di ảnh, bát hương, và cây thánh giá cùng 1 bình hoa (hoa huệ trắng).

Thứ năm, chọn nơi đào huyệt làm mộ là nghi thức rất quan trọng cho người đã mất. Gia đình Công Giáo nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ và hợp phong thủy để người mất được “mồ yên, mả đẹp” và phù hộ cho toàn thể dòng họ.

Thứ sáu, gia đình cần liên hệ với dịch vụ tổ chức tang lễ để chuẩn bị đồ mai táng theo phong tục của đạo Công Giáo. Các đồ cần chuẩn bị như sau:

  • Quan tài, bia đá
  • Vòng hoa
  • Nhạc dành cho đám tang
  • Câu đối tang
  • Phông đám tang
  • Áo tang
  • Cờ tang
Nghi thức tang lễ của người theo đạo Công giáo
Nghi thức tang lễ của người theo đạo Công giáo

Lễ động quan & di quan

Lễ động quan của người đã mất theo đạo công giáo được chia làm 2 phần. Tất cả gia đình sẽ đọc kinh và sau đó linh cữu sẽ được tiến hành đưa vào nhà thờ để  làm lễ, bao gồm: Lễ bái quan và lễ động quan. Anh em nô tỳ (người nâng quan tài) sẽ làm lễ bái quan, gia đình sẽ đặt tiền thưởng lên trên đầu áo quan theo phong tục. Sau đó, người cầm bát hương sẽ đi trước, tiếp theo là di ảnh và quan tài sẽ được di chuyển ra ngoài đến nơi hạ huyệt.

Sau khi nghi thức tiễn đưa được hoàn thành, người mất được an táng và chôn cất, trong thời gian 3 ngày liên tiếp gia đình theo đạo Công Giáo sẽ tiến hành tập trung lại để đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn của người đã mất được an nghỉ không còn vương vấn nơi trần gian.

Trên đây là những tổng hợp về đạo Công giáo và những phong tục nghi lễ của người Công giáo. Đá mỹ nghệ An Khang là địa chỉ làm mộ đá công giáo uy tín tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart