Ở Việt Nam người đã khuất sau khi chôn cất từ 3 năm trở lên sẽ tiến hành chọn ngày đẹp để chuyển sang phần mộ mới, gọi là bốc mộ, sang cát hay cải táng. Vậy phong tục này là gì?  Việc làm này có ý nghĩa gì và những điều cần tránh để công việc được thuận lợi, gia chủ an tâm?

Tìm hiểu tục bốc mộ, sang cát

Việc người chết sau khi chôn cất được 2 hoặc 3 năm được bốc lên để làm sạch xương cốt sắp xếp lại rồi cho vào tiểu quách rồi chôn sang vị trí mới được gọi là bốc mộ sang cát. Đây là phong tục lâu đời của người Việt Nam gắn với nhiều yếu tố tâm linh nên khi thực hiện cần tuân theo các quy tắc. Phong tục này còn được gọi là cải táng tùy theo tên gọi dân gian của từng vùng miền. Có ý nghĩa quan trọng trong việc thờ cúng tâm linh đối với những người đã khuất.

Bốc mộ là gi?
Bốc mộ là gi?

Ý nghĩa của việc bốc mộ, sang cát

Bốc mộ, sang cát (Cải táng) có ý nghĩa rất quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam. Việc làm này giúp hài cốt của người mất được sạch sẽ hơn, chôn cất tại nơi  vững chắc hơn. Việc tổ chức cải táng mộ có ý nghĩa tâm linh rất lớn:

  • Thể hiện lòng thành kính và ghi nhớ của con cháu đối với các bậc ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Giúp cho những người đã khuất có được nơi an nghỉ mới, cơ thể sạch sẽ.
  • Giáo dục cho con cái đời sau luôn phải biết ơn với những bậc cha ông đã mất. Đây là phong tục tâm linh quan trọng, không thể thiếu trong đời sống của người Việt.
  • Việc sang cát trong quan niệm dân gian giúp cho con cháu và gia tiên được những người đã mất phù hộ độ trì cho sức khỏe, an lành, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn, mang lại tài lộc cho gia đình.
Tục lệ cải táng của người Việt
Tục lệ cải táng của người Việt

Những lưu ý khi thực hiện

Việc bốc mộ, sang cát hay cải táng có rất nhiều điều cần chú ý để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Do vậy, gia đình cần chuẩn bị trước và tham khảo những điều sau đây để công cuộc cải táng diễn ra thuận lợi:

Về thời gian cải táng:

Thông thường, sau 3 năm là ngôi mộ chôn cất người đã mất đủ điều kiện để cải táng và vệ sinh xương cốt cho vào tiểu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào môi trường và thời tiết cũng như cơ địa của người đã mất trước đó để xem xét độ phân hủy của cơ thể và quyết định việc bốc mộ. Những người có tiền sử dùng thuốc bổ nhiều hoặc thi thể được ướp các chất bảo quản trước đó để di chuyển chôn cất thì thời gian sẽ kéo dài hơn bình thường, có thể là 5 năm hoặc lên tới 7-8 năm.

Các gia đình sẽ tiến hành đi xem thầy để 1 phần kiểm tra được xem có đủ điều kiện để cải táng hay không. Nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành xem ngày giờ để tiến hành đào mộ, và thay áo quan mới, di chuyển nơi chôn cất sang 1 vị trí mới cho người mất.

Tuổi của vong khi tiến hành:

Việc xem xét tuổi của vong đã mất có thích hợp để bốc mộ hay cải táng hay không là điều rất quan trọng. Việc làm này trong tâm linh có ý nghĩa lớn, tránh gây ra xung sát, đại họa cho con cháu và người thân trong gia đình.

Ngoài việc xem tuổi của vong, các gia đình thường xem thêm tuổi của trưởng nam trong gia đình, bởi lẽ người trưởng nam là người gánh vác toàn bộ các trách nhiệm chính. Nếu như xung khắc thì sẽ tiến hành lùi ngày giờ sang 1 thời điểm khác thích hợp hơn.

Lựa chọn thời điểm để tiến hành:

Thông thường, chúng ta thấy có rất nhiều những cuộc cải táng diễn ra vào cuối năm khi đi ngang qua các nghĩa trang, khu chôn cất người đã mất. Thời gian tốt nhất để tiến hành việc làm này là từ cuối thu đến trước ngày Đông Chí của năm.  Bởi lẽ, thời gian này vừa khô ráo, sạch sẽ, ít có mưa, tránh sạt lở đất trong quá trình đào mộ và vệ sinh xương cốt cho người đã khất.

Bên cạnh đó, thời gian bốc mộ được xem xét vào chiều tối đến đêm hoặc rạng sáng khi không có ánh mặt trời để tránh việc xương cốt bị đen hoặc đổi màu theo quan niệm của dân gian xưa nay.

Về ngày giờ cụ thể, theo phong thủy và tâm linh nên chọn thời điểm theo Tam Hợp, Lục Hợp, Chi Đức Hợp, Tứ Kiểm Hợp , trong ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hoặc bình hòa để chọn ngày giờ phù hợp với tuổi của người mất và người trưởng nam.

Lễ cúng khi bốc mộ, cải táng
Lễ cúng khi bốc mộ, cải táng

Lựa chọn mộ mới phù hợp, tránh xung phá long mạch:

Việc lựa chọn mộ đá mới trong quá trình sang cát là việc quan trọng. Bởi lẽ, đây là vị trí cuối cùng để những người đã khuất yên nghỉ. Theo phong thủy, tâm linh nếu gia đình có điều kiện, nên lựa chọn mộ thiết kế bằng chất liệu đá tự nhiên sẽ cho độ bền và tuổi thọ kéo dài hàng trăm năm. Loại đá này có độ bóng sáng, không bị mài mòn và chịu được thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, dễ dàng vệ sinh, quét dọn, lau chùi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đá từ xưa tới nay được coi là nguyên liệu tốt cho phong thủy, giữ gìn sinh khí, tránh xung và phá long mạch, mang lại tài lộc và phúc phần cho các con cháu, người thân trong gia tiên.

Lựa chọn khu đất phù hợp xây dựng mộ mới:

Khu đất được lựa chọn phải cứng, không bị dính long mạch và tốt nhất là nên tránh các phần mộ khác xung quanh để đảm bảo sự yên tĩnh, trách xung đột âm khí, tạo sinh khí tốt phù hộ cho con cháu trong gia đình được sức khỏe, tài lộc dồi dào. Thông thường, khu đất được xây dựng bao quanh bởi lan can đá và cổng đá để tạo thành 1 khu lăng mộ trước khi đưa các ngôi mộ được cải táng vào bên trong.

Mẫu mộ đá đẹp từ làng đá mỹ nghệ Ninh Bình

Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ, sang cát

Trong quá trình bốc mộ cải táng để làm sạch xương cốt cho người đã khuất, có một số điều cần kiêng kỵ để tránh xảy ra những hậu quả khó lường cho gia đình. Dưới đây là 1 số điều cần cực kỳ lưu ý:

Không bốc mộ vào ban ngày

Ban ngày là thời điểm có nhiều ánh sáng, tia tử ngoại do mặt trời tạo ra. Do vậy, tất cả các phần mộ không được bốc và cải táng vào ban ngày. Ánh sáng sẽ làm cho hài cốt của người mất bị xỉn và đen màu, dễ dàng tiêu biến theo thời gian, ảnh hưởng không tốt đến con cháu và người thân.

Đồng thời, khi tiến hành vào ban ngày ảnh hưởng tới mỹ quan, các sinh vật độc hại dễ dàng sinh sôi nảy nở gây ô nhiễm môi trường.

Một số nơi có thể vẫn thực hiện vào ban ngày nhưng với điều kiện thời tiết không có ánh nắng. Và ngày giờ hợp với người đã khuất hoặc trưởng nam trong gia đình. Việc xem xét thực hiện vào ban ngày do thầy xem quyết định.

Bốc mộ khi nào?
Bốc mộ khi nào?

Không đặt mộ mới ở những nơi đã từng có mộ chôn cất , đào xới

Đây là điều kiêng kỵ vô cùng quan trọng trong quá trình cải mả, sang cát, ảnh hưởng rất xấu cho gia đình theo ý nghĩa về tâm linh. Việc sử dụng các vị trí đã từng có mộ chôn cất hoặc đào xới có âm khí rất xấu, phá đi sự yên tĩnh cho người đã mất và gây rắc rối, tai họa cho gia đình.

Đất có mạch nước ngầm chảy qua theo thời gian sẽ bị trôi tiểu và thất lạc mộ. Do vậy, nên đào huyệt tránh xa vị trí có mạch nước chảy qua.

Việc lựa chọn đất để làm nơi an nghỉ mới cho người đã mất là điều cần thiết. Thông thường, nơi ở mới thường là khu lăng mộ tập trung các thi thể của người đã mất để tiện cho việc thăm viếng, thờ cúng. Trước khi tiến hành cải táng, các khu lăng mộ đã được gia đình và dòng họ quy hoạch xây dựng trước, sau khi xong, các phần mộ được cải táng sẽ được di chuyển vào đó.

Không đặt mộ nơi từng có mộ chôn cất
Không đặt mộ nơi từng có mộ chôn cất

Không tiến hành bốc Mộ Kết

Mộ Kết là mộ đẹp trong tâm linh và phong thủy. Vốn dĩ, những người đã khuất có phần mộ kết, con cháu ăn nên làm ra, sức khỏe tốt và tránh được mọi tai ác thị phi. Do vậy, khi gặp trường hợp phần mộ kết, gia đình và con cháu không tiến hành bốc mộ để giữ gìn vượng khí lâu dài. Nếu vẫn tiến hành hậu quả xảy ra rất khó lường.

Mộ Kết là phần mộ rất nhạy cảm trong việc xem xét để cải táng. Do vậy, nhiều gia đình rất quan tâm và chú trọng đến việc xem mộ có bị kết không.

Mộ kết là phần mộ được thụ linh khí của long mạch. Đây là mộ cực kỳ tốt trong tâm linh, có ý nghĩa to lớn  phù hộ cho gia đình, con cháu làm ăn thuận lợi, sức khỏe tốt. Mộ kết là mộ không được phép cải táng, nếu như vẫn tiến hành đào mộ và di chuyển, con cháu trong gia đình sẽ dần lụi bại, sức khỏe sa sút, gia tiên gặp nhiều rắc rối.

Mộ kết được nhận biết thông qua 2 phương pháp:

  • Xem qua thầy ngoại cảm tâm linh.
  • Quan sát bằng mắt thường, nếu ngôi mộ ngày càng to ra và cỏ mọc xanh tốt chứng tỏ phần mộ đó có thể đã kết.

Mộ Kết Là Gì? Những điều Nên Biết Về Mộ Kết

Những người trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh nặng, phụ nữ có thai không nên đến nơi bốc mộ

Đây là chú ý cho các thành viên trong gia đình. Nghĩa trang hay các khu tâm linh thường có âm khí nặng. Từ xưa tới nay các cụ truyền tai nhau rằng, những người có tiền sử mắc hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo như: ung thư, phụ nữ đang mang thai nên ở nhà để tránh những luồng khí không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gây những họa hại về sau.

Các cháu nhỏ không nên đến nơi này bởi vía trẻ nhỏ còn yếu, dễ bị ma tà quấy phá khi trở về nhà. Mặt khác, sự hiếu động của các cháu sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc phục vụ cho đào mộ và cải táng.

Còn lại, các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ trước linh cữu của người đã mất để bày tỏ lòng tưởng nhớ và thành kính đối với người đã mất.

Việc bốc mộ, sang cát (cải táng) là phong tục lưu truyền qua nhiều thế hệ từ cha ông xa xưa cho tới nay. Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam cần được giữ gìn và lưu truyền cho đời sau để gia đình được an lành, êm ấm, gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp công danh.

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Để lại một bình luận

Quick Navigation
×

Cart