Công trình tượng đài Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo là một trong những công trình văn hóa lịch sử, nằm trong Nhà lưu niệm di tích gốc của đồng chí Lê Quang Đạo tại khu phố Tỉnh Cầu, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Công trình hoàn thành tháng 07/2021 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí.

Tổng quan công trình

Giới thiệu

  • Tên công trình: Tượng đài  Và Phù Điêu Đá nói về Tiểu Sử của Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo
  • Chiều cao tượng đài: 5 mét
  • Phù điêu đá : 100 mét
  • Thời gian hoàn thành: công trình được hoàn thành chỉ trong 3 tháng (từ 3/2021 – 7/2021)
  • Chất liệu xây dựng: được chế tác từ đá xanh đen nguyên khối
  • Đơn vị thi công tượng đài: Công Ty TNHH Đầu Tư Đá Mỹ Thuật An Khang
  • Ý nghĩa công trình: Tượng đài Lê Quang Đạo được xây dựng lên để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và tri ân công lao cùng những đóng góp to lớn của Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Tượng đà Lê Quang Đạo
Tượng đài Lê Quang Đạo

 

tuong dai le quang dao 1
Ảnh chụp tượng bác và Giám đốc công ty An Khang

 

tuong dai le quang dao 2
Tượng Bác được thi công tại xưởng Đá An Khang với phác thảo 1:1 bằng chất liệu thạch cao.

 

phu dieu khu luu niem le quang dao
Bức phù điêu đá nhìn từ mặt sau

 

phu dieu khu luu niem le quang dao 1
Bức phù điêu đá mặt chính diện

 

phu dieu khu luu niem le quang dao 5
Phù điêu được lặp đặt tại đền thờ

 

phu dieu khu luu niem le quang dao 6
Phù điêu đá được hoàn thiện

Nhân sự thi công

  • Thợ đảm nhiệm: Được phác họa và thi công bởi nghệ nhân Đỗ Đình Hanh. Ông là người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao trong chạm khắc đá. Được biết, nghệ nhân Đỗ Đình Hanh còn tham gia điêu khắc các công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng như: tượng đài “Cha và Con” ở Quy Nhơn Bình định; tượng đài “Bác Hồ” tại Gia Lai; Tượng đài “Nữ tù binh Phú Tài”; công trình “Sáu điều Bác Hồ dạy Công An Nhân Dân” tại tỉnh Bắc Giang; Tượng đài “Ngô Gia Tự” và tượng đài “Nguyễn Văn Cừ” ở tỉnh Bắc Ninh,…
  • Nhân lực: Ngoài ông Đỗ Đình Hanh, tượng đài “Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo” được tạo ra bởi sự góp công của những nghệ nhân có tay nghề cao tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình).

Vật liệu và kỹ thuật sử dụng

  • Đá sử dụng: công trình được xây dựng từ 100% đá xanh đen nguyên khối tự nhiên. Đây là loại đá chuyên được dùng cho các công trình tượng đài, nhà thờ, lăng mộ đá,..
  • Nguồn gốc đá: đá được khai thác từ mỏ núi đá thiên nhiên Thanh Hóa
  • Lý do sử dụng: Bởi đá xanh đen Thanh Hóa có tính thẩm mỹ và độ bền rất cao nên chúng là lựa chọn hàng đầu để sử dụng trong các công trình mang tính tôn nghiêm và cổ kính. 
  • Về màu sắc: đá xanh đen Thanh Hóa có màu xanh xám đặc trưng, thể hiện được vẻ tôn nghiêm và trang trọng trong các công trình văn hóa, lịch sử cũng như tâm linh. 
  • Về độ bền: các sản phẩm được làm từ đá xanh đen Thanh Hóa thường sẽ có độ bền vững cao theo thời gian và đặc biệt trải qua mưa nắng sẽ càng trở nên bóng bẩy, đẹp mắt hơn cả ban đầu. 
  • Về nét tinh tế và độ mềm mại trong chạm khắc: bề mặt đá có thể dễ dàng được chạm khắc hoa văn, họa tiết khác nhau nhằm mang lại những giá trị thẩm mỹ khác nhau cho mỗi công trình. Đồng thời, các nghệ nhân cũng có thể dễ dàng tạo ra các chi tiết phức tạp trên bề mặt tượng đài đá Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo mà không lo lắng đến chất lượng đá có thể bị vỡ hay nứt. 
Dâng hương tượng đài Chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo
Dâng hương tượng đài Chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo

Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo

Đồng chí Lê Quang Đạo tên thật là Nguyễn Đức Nguyện (08/08/1921 – 24/07/1999), quê quán ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha ông là cụ Nguyễn Đức Cung (Cụ Thơ La), mẹ ông là cụ Nguyễn Thị Lạc.
Với 78 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Quang Đạo đã phấn đấu, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Được biết ông từng nắm giữ những chức vụ và vị trí cốt cán trong bộ máy Nhà nước như: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 
Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã để lại tấm gương cao đẹp của người cộng sản mẫu mực, nhà yêu nước chân chính, nhà lãnh đạo tận tụy, đầy trách nhiệm, cống hiến trọn đời vì lý tưởng của Đảng và hạnh phúc của nhân dân, là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo. 
Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Tên ông đã được đặt cho những con đường ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và ở Bắc Ninh. Ngoài ra, nhà lưu niệm và tượng đài của ông cũng được xây dựng tại Từ Sơn (Bắc Ninh) để những thế hệ sau này mãi ghi nhớ những công ơn và đóng góp của ông đã dành cho quê hương và đất nước.

Trong 28 năm phục vụ trong quân đội, Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng, và sức lực, tâm hồn và trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành Tuyên huấn quân đội. Ông là một nhà hoạt động tư tưởng và văn hoá xuất sắc của quân đội và của Đảng.

Đồng chí Lê Quang Đạo – tấm gương mẫu mực về đạo đức, phẩm chất cách mạng

Nét nổi bật ở đồng chí Lê Quang Đạo là niềm tin tất thắng, sự trung thành và sẵn sàng hy sinh quên mình cho lý tưởng của Đảng, vì thắng lợi của cách mạng, vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí là tấm gương của nhà lãnh đạo tận tụy và đầy trách nhiệm trước dân, trước Đảng, trước mọi nhiệm vụ, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân; tấm gương khiêm tốn, giản dị, liêm khiết, trung thực, chân thành, ghét thói xu nịnh, cơ hội chủ nghĩa, bè phái; tấm gương nói ít làm nhiều, luôn chí công vô tư và đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết, trước hết.

Dưới đây là video về Tượng Đài Chủ Tịch Quốc Hội Lê Quang Đạo:

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart