Sửa mộ là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng và tu sửa các công trình tâm linh theo phong tục của người Việt. Việc làm này có thể được diễn ra trong quãng thời gian vài năm sau khi xây mới phần mộ, hoặc có thể sửa chữa trong quá trình mộ gặp các vấn đề như vỡ lở, sụn lún do các điều kiện ngoại cảnh tác động vào.

Quá trình xây lại mộ được gia đình xem xét kỹ càng trước khi tiến hành. Đồng thời, mỗi gia chủ cần phải sắm lễ cúng chu đáo, đầy đủ và tránh những điều kiêng kỵ để quá trình xây sửa mộ được diễn ra suôn sẻ.

Có nên sửa, xây lại mộ không?

Việc sửa và xây lại mộ là việc làm cần thiết trong gia đình. Bởi đây là công trình tâm linh, nơi chôn cất và yên nghỉ của những người đã khuất bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái.v.v. Nhất là khi phần mộ gặp sự cố. Nếu không tiến hành hoạt động này, sẽ không chỉ ảnh hưởng tới việc an nghỉ của người mất mà còn ảnh hưởng tâm linh, gia đạo sẽ gặp nhiều bất an, trắc trở trong sức khỏe, tình cảm, công việc.

Có nên sửa mộ không?
Có nên sửa mộ không?

Khi nào nên tiến hành sửa mộ/xây lại mộ?

Say quá trình xây dựng mộ phần cho người mất, nếu gặp phải các trường hợp sau, nhất định gia chủ phải mời thầy phong thủy để xem và quyết định tiến hành sửa lại mộ:

  • Mộ của người mất trong gia đình bị sụn lún, lở
  • Bị tác động bởi ngoại cảnh dẫn đến bị vỡ, nứt, các vật thờ trên phần mộ bị xáo trộn hỗn loạn
  • Các thành viên trong gia đình bỗng dưng gặp chuyện xấu như chết chóc, tâm thần hoặc xảy ra các vấn đề tâm linh
  • Sau 1 thời gian xây mộ, gia đình muốn cải tạo lại với vật liệu tốt hơn, bền hơn để giúp phần mộ được kiên cố

Lúc này, việc gia chủ cần làm là xem xét kỹ lưỡng phần mộ của người mất, mời thầy phong thủy tâm linh để quyết định xem có nên tu sửa lại không. Nếu cầu phải xây lại mộ sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu, mua sắm lễ cúng và xem ngày, giờ thích hợp để sang sửa lại.

Thời điểm sửa mộ tốt nhất trong năm

Thời điểm để sửa, xây lại mộ thường được tiến hành tùy theo hoàn cảnh thực tế và điều kiện, sự thống nhất của các thành viên trong gia đình. Thông thường, các phần mộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ngoại cảnh gây sụt lút, vỡ lở sẽ được xem ngày tốt và sửa trong thời gian sớm nhất có thể để cho phần mộ được trở về hình dạng nguyên trạng, đẹp và từ đó người mất được an tâm yên nghỉ.

Ngoài trường hợp cấp bách trên, việc tu sửa mộ phần sẽ được thống nhất và sửa vào các thời điểm như cuối năm, hoặc vào dịp tiết Thanh Minh. Đây là 2 thời điểm thích hợp nhất bởi thời tiết thuận lợi, khô ráo dễ tiến hành tu sửa. Việc sửa sang lại phần mộ dịp cuối năm thường diễn ra vào thời điểm từ tháng 11 âm trở đi cho đến trước Tết Âm Lịch. Việc sửa mộ vào dịp Tiết Thanh Minh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 3/3 Âm Lịch trở đi đến 15/3 Âm Lịch.

Về phần ngày và giờ tốt, gia chủ sẽ chủ động tiến hành mời thầy phong thủy và tâm linh xem ngày hoàng đạo, hợp với tuổi của người đứng đầu trong gia đình và tuổi của người mất để chọn ra ngày và giờ đẹp nhất để tu sửa lại phần mộ. Nếu lựa chọn ngày và giờ không tốt sẽ khiến công việc khó thuận lợi, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện phần mộ.

Sắm lễ cúng sửa mộ

Trong quá trình sửa mộ, gia chủ bắt buộc phải cúng trước khi tiến hành việc xây sửa lại. Để chuẩn bị lễ cúng đầy đủ và hoàn hảo, tránh sai sót, các thành viên trong gia đình nên ghi chép lại đầy đủ các vật phẩm để làm lễ. Theo đó, 1 lễ cúng sửa mộ hoàn chỉnh bao gồm các vật phẩm sau:

  • Vàng mã: 5 con ngựa và tiền vàng, cờ kiếm đầy đủ.
  • Hoa tươi 7 đến 9 bông
  • 5 loại quả tươi
  • Trầu, cau
  • Nước lọc
  • Rượu
  • Chè
  • Thuốc
  • Mâm xôi trắng
  • Gạo
  • Muối
  • Gà trống luộc nguyên con
  • 5 cái ly đựng rượu
  • 1 ly đựng nước
  • 2 cốc nến thắp sáng
  • Hương thắp
  • Bật lửa
  • Bài cúng lễ sửa mộ
Sắm lễ cúng sửa mộ
Sắm lễ cúng sửa mộ

Bài văn khấn xin sửa mộ

Đây là tài liệu không thể thiếu để phục vụ cho việc làm lễ cúng sửa mộ và xin xây lại mộ phần. Gia đình cần chuẩn bị trước để cùng đọc trong quá trình thắp hương hoặc đưa cho thầy cúng để tiến hành làm lễ. Chi tiết bài cúng lễ sửa mộ như sau:

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Con kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ, các chư vị tôn thần.

Con kính lạy: bản cảnh thành hoàng, các vị ngũ phương, ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong đất này.

Hôm nay là ngày/tháng/năm, nhằm vào ngày lành, tháng tốt.

Tín chủ con là……….cùng gia quyến, nguyên quán ngụ tại:…….

Nay chúng con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật dâng lên trước án. Cúi xin các chư vị thánh thần cùng chân linh cho phép tín chủ con là……….cùng gia quyến cải tạo lại nơi yên nghỉ của hương linh (tên)………sinh năm………., quy tiên vào ngày/tháng/năm…

Lễ vật gồm có:

  • Rượu thơm cùng với mâm xôi gà
  • Gạo muối
  • Tiền vàng, ngựa mã
  • Hoa tươi và Ngũ quả 

Chúng con thành tâm dâng hiến tới:

Ngài kim niên đương cai thái tuế, Ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thần linh thổ địa cai quản trong khu vực này. Cùng chân linh đã mất là:

Lai độ cho Tín chủ con cùng gia quyến và những người tham gia thi công cải tạo mộ phần của hương linh (tên)….phù hộ cho người người đều đặng bình an, tận tâm, tận lực và đồng lòng để xây dựng và hoàn thiện công trình được hưng công sở thànhvà bền vững, được kiến tạo như ý, và hoạn lộ hanh thông. Đồng thời Đông thành Tây tựu, trú sở được cát tường, làm nơi linh hồn chân linh ……….an nghỉ, linh ứng và phù hộ độ trì cho con cháu chúng con được phát Phúc, phát Quan, phát Tài, mọi sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Con nam mô a di đà phật! (3 lần)

Lễ tạ mộ sau khi sửa xong như thế nào?

Sau khi quá trình tu sửa lại phần mộ đã hoàn tất, gia đình cần chuẩn bị 1 lễ tạ mộ để cúng thông báo với hương linh của người mất và xin phép các vị chư thần. Lễ cúng tạ mộ bao gồm các lễ vật gần giống với việc chuẩn bị lễ cúng xin sửa mộ như hương, hoa, quả, đồ cúng mặn, nước, rượu, chén.v.v. Các thành viên trong gia đình cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ kèm theo đó là bài khấn lễ tạ mộ không thể thiếu.

Việc lựa chọn ngày tốt để tiến hành lễ tạ mộ là điều cần thiết, mang lại ý nghĩa to lớn, thể hiện sự thành tâm đối với phần mộ và vong linh của người đã mất, giúp họ có “mồ yên, mả đẹp” và được an nghỉ nơi chín suối, đồng thời việc làm này giúp gia đình được an tâm phần nào, mọi công việc trên dương trần cũng trở nên suôn sẻ, hanh thông và gặp nhiều may mắn.

Mâm cúng làm lễ tạ mộ
Mâm cúng làm lễ tạ mộ

Những điều kiêng kỵ khi tiến hành sửa mộ/xây lại mộ

Trước, trong và sau quá trình tiến hành tu sửa, xây lại mộ gia chủ nên chú ý những điều kiêng kỵ dưới đây để giúp cho quá trình sửa mộ trở nên hanh thông, suôn sẻ và không gặp khó khăn cũng như mang lại nhiều điều tốt đẹp, an tâm về sau:

  • Chỉ sửa lại mộ, không được phép tự ý di dời phần mộ sang 1 vị trí khác.
  • Người đứng ra xin xây lại mộ và sửa mộ nên là con trưởng trong gia đình hoặc trưởng dòng họ, người lớn tuổi.
  • Trước khi xây lại mộ nên thắp hương gia tiên, khu lăng mộ của gia đình hoặc các phần mộ thuộc dòng họ tổ tiên để xin phép, báo cáo để cho quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ.
  • Không nên sửa mộ vào thời điểm nắng nóng, và mưa bão dễ gây sạt lở, gây cản trở cho quá trình tu sửa.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên tránh việc ra phần mộ đang được sửa chữa, bởi lúc này âm khí nặng dễ gây bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Đồ cúng sau khi làm lễ xin sửa mộ và tạ mộ sẽ được đưa về nhà để thụ hưởng lộc, không nên tổ chức ăn uống tại phần mộ gây ồn ào, mất đi sự trang nghiêm.
  • Khi quá trình tạ mộ đã hoàn tất, các thành viên tham gia khi trở về nên hơ lửa và tắm sạch bằng nước gừng để giữ gìn sức khỏe, gạt bỏ âm khí.

Xem thêm: 6 điều cần kiêng kỵ khi xây lăng mộ gia chủ cần tránh

Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp cho thắc mắc của các quý vị về việc sửa mộ của gia đình. Hãy tuân thủ đầy đủ và đúng để giúp cho phần mộ của người đã mất được an nghỉ nơi chín suối, đồng thời bản thân những người còn sống trong gia đình được an tâm hơn. Từ đó, mọi công việc ở trên dương thế được suôn sẻ, người thân gặp nhiều may mắn trong việc làm ăn, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào, gia đạo êm ấm.

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Để lại một bình luận

Quick Navigation
×

Cart