Công trình tượng đài Tổng Bí Thư Nguyễn Văn cừ là một trong những công trình văn hóa lịch sử, nằm trong Công viên Nguyễn Văn Cừ nằm trên đường Nguyễn Quyền, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Nơi đây là một trong những địa điểm thu hút đông đảo người dân và du khách khi ghé thăm Bắc Ninh. Tại công viên thường xuyên diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí.

Tổng quan công trình

Giới thiệu

  • Tên công trình: Tượng đài  Và Phù Điêu Đá nói về Tiểu Sử của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn cừ
  • Thời gian hoàn thành: công trình được hoàn thành năm 2014
  • Chất liệu xây dựng: được chế tác từ đá xanh đen nguyên khối
  • Đơn vị thi công: Công Ty TNHH Đầu Tư Đá Mỹ Thuật An Khang
  • Ý nghĩa công trình: Tượng đài được xây dựng lên để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và tri ân công lao cùng những đóng góp to lớn của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Tượng đài tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ Bắc Ninh
Tượng đài tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ Bắc Ninh

Bức Phù điêu đá trong khuôn viên Công viên Nguyễn Văn Cừ:

Công trình phù điêu bên cạnh tượng đài Nguyễn Văn Cừ - Bắc Ninh
Công trình phù điêu bên cạnh tượng đài Nguyễn Văn Cừ – Bắc Ninh
Bức phù điêu đá nhìn từ mặt sau

 

Khu vui chơi cho trẻ em
Khu vui chơi cho trẻ em

Nằm sau tượng đài Nguyễn Văn Cừ Bắc Ninh là khu vui chơi miễn phí cho trẻ em và trở thành lựa chọn lý tưởng của nhiều gia đình khi cho trẻ nhỏ vui chơi nô đùa trong môi trường an toàn.

Xung quanh công viên Nguyễn Văn Cừ là những tuyến đường thông thoáng, rộng rãi.
Xung quanh công viên Nguyễn Văn Cừ là những tuyến đường thông thoáng, rộng rãi.

Nhân sự thi công

  • Thợ đảm nhiệm: Được phác họa và thi công bởi nghệ nhân Đỗ Đình Hanh. Ông là người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao trong chạm khắc đá. Được biết, nghệ nhân Đỗ Đình Hanh còn tham gia điêu khắc các công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng như: tượng đài “Cha và Con” ở Quy Nhơn Bình định; tượng đài “Bác Hồ” tại Gia Lai; Tượng đài “Nữ tù binh Phú Tài”; công trình “Sáu điều Bác Hồ dạy Công An Nhân Dân” tại tỉnh Bắc Giang; Tượng đài “Ngô Gia Tự” và tượng đài “Lê Quang Đạo” ở tỉnh Bắc Ninh,…
  • Nhân lực: Ngoài ông Đỗ Đình Hanh, tượng đài  Nguyễn Văn Cừ được tạo ra bởi sự góp công của những nghệ nhân có tay nghề cao tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình).

Vật liệu và kỹ thuật sử dụng

  • Đá sử dụng: công trình tượng đài được xây dựng từ 100% đá xanh đen nguyên khối tự nhiên. Đây là loại đá chuyên được dùng cho các công trình tượng đài, nhà thờ, lăng mộ đá,..
  • Nguồn gốc đá: đá được khai thác từ mỏ núi đá thiên nhiên Thanh Hóa
  • Lý do sử dụng: Bởi đá xanh đen Thanh Hóa có tính thẩm mỹ và độ bền rất cao nên chúng là lựa chọn hàng đầu để sử dụng trong các công trình mang tính tôn nghiêm và cổ kính.
  • Về màu sắc: đá xanh đen Thanh Hóa có màu xanh xám đặc trưng, thể hiện được vẻ tôn nghiêm và trang trọng trong các công trình văn hóa, lịch sử cũng như tâm linh.
  • Về độ bền: các sản phẩm được làm từ đá xanh đen Thanh Hóa thường sẽ có độ bền vững cao theo thời gian và đặc biệt trải qua mưa nắng sẽ càng trở nên bóng bẩy, đẹp mắt hơn cả ban đầu.
  • Về nét tinh tế và độ mềm mại trong chạm khắc: bề mặt đá có thể dễ dàng được chạm khắc hoa văn, họa tiết khác nhau nhằm mang lại những giá trị thẩm mỹ khác nhau cho mỗi công trình. Đồng thời, các nghệ nhân cũng có thể dễ dàng tạo ra các chi tiết phức tạp trên bề mặt tượng đài mà không lo lắng đến chất lượng đá có thể bị vỡ hay nứt.
dâng hương tưởng niệm
Dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại Tượng đài Nguyễn Văn Cừ (thị xã Từ Sơn)

Tiểu sử Tổng Bí Thư Nguyễn văn Cừ

Sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống học hành, khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; năm 15 tuổi Nguyễn Văn Cừ vào học Trung học tại Trường Bưởi-Hà Nội. Từ đây anh đã hòa mình vào phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên, giác ngộ lý tưởng cộng sản và dấn thân trọn đời cho sự nghiệp cách mạng cứu dân, cứu nước.

Cuối năm 1929, mới 17 tuổi, Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Cũng từ đây, với nhiệt huyết, trí tuệ và tài năng của tuổi trẻ, đồng chí được Đảng tin cậy giao cho giữ nhiều cương vị trọng trách của Đảng. Tháng 8-1937, tại Hội nghị Trung ương mở rộng họp ở Hóc Môn (Gia Định) Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Với tư duy chính trị nhạy bén đồng chí đã có nhiều ý kiến cực kỳ quan trọng trong việc định hướng chiến lược, sách lược của Đảng đưa cách mạng cả nước tiến lên một tầm cao mới về chất

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào Đảng năm 1929 và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938 khi mới 26 tuổi. Đồng chí có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạnh về xây dựng phong trào, phương pháp đấu tranh cách mạng, đặc biệt với tác phẩm “Tự chỉ trích”, đồng chí đã đấu tranh bảo vệ quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng có giá trị lý luận, thực tiễn to lớn.

Tưởng Nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, chúng ta bày tỏ niềm tự hào, kính trọng và biết ơn sâu sắc một lãnh tụ tài năng của Đảng đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Lời dặn của đồng chí: “Là những phần tử tiên tiến của giai cấp thợ thuyền và là những con cháu tinh anh tận tụy với công cuộc giải phóng dân tộc, chúng ta phải giác ngộ rõ sứ mệnh to lớn ấy và đủ can đảm, nghị lực, đủ sáng suốt để gánh vác nó. Các đồng chí hãy siết chặt hàng ngũ” đang cổ vũ chúng ta kiên định lập trường chính trị “độc lập dân tộc và CNXH” đưa công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đến đích vinh quang.

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart