Cách bài trí bàn thờ gia tiên luôn được xem là việc quan trọng trong thờ cúng tâm linh của mỗi gia đình Việt Nam.Tuy nhiên, làm thế nào để bố trí bàn thờ đúng chuẩn văn hoá và hợp phong thủy của người Việt là điều cần phải học hỏi. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách bố trí bàn thờ trong gia đình chúng tôi đã tổng hợp lại, mời quý vị khách hàng và bạn đọc cùng tham khảo.
Bài trí bàn thờ gia tiên là gì?
Bài trí bàn thờ gia tiên là việc sắp xếp bàn thờ cúng gia tiên theo đúng quy cách, trình tự và phong tục của người Việt Nam. Việc bày trí các đồ vật sao cho hài hòa và cân xứng, đúng nguyên tắc không chỉ thể hiện hình thức mà còn là sự hiểu biết và lòng thành tâm của con cháu trong gia đình với tổ tiên. Nếu bố trí sai cách, các bậc vong linh trong gia đình sẽ oán trách và phạt, quấy rối trong cả vấn đề sức khỏe lẫn làm ăn của các con cháu.
Ý nghĩa
Việc bố trí bàn thờ gia tiền đúng, đầy đủ có ý nghĩa rất lớn trong phong tục tâm linh truyền thống ngày nay. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ với mục đích để hương khói cho người đã mất. Việc thờ cúng cha ông tổ tiên không chỉ thể hiện lòng báo hiếu, mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đã sinh thành ra ông bà, bố mẹ, con cháu.
Bố trí đẹp sẽ làm không gian căn nhà trở nên ấm cúng và gần gũi hơn với gia đình. Vào những dịp quan trọng trong năm con cháu trong nhà quây quần và cùng nhau thắp nén hương, thể hiện lòng hiếu thảo và tri ân với tổ tiên.
Khi thờ cúng đầy đủ và thành tâm, llinh hồn gia tiên sẽ phù hộ độ trì cho con cháu làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, tai qua nạn khỏi. Dân gian quan niệm rằng, bàn thờ càng có hậu, bát hương đẹp, tổng thể sáng sủa thì gia tiên càng có lộc.
Bàn thờ gia tiên bao gồm những gì?
Bàn thờ gia tiên bao gồm nhiều đồ vật tâm linh, tùy theo điều kiện của từng gia đình, bàn thờ được sắp xếp đúng theo phong thủy và phong tục tập quán của người Việt Nam. Dưới đây là các loại đồ vật gia đình cần tham khảo để lập bàn thờ đúng cách:
- Bàn thờ
- Hoành phi – câu đối
- Ngai thờ (khám thờ)
- Di ảnh thờ
- Đèn thờ
- Lọ Hoa
- Chân nến
- Hạc thờ
- Đỉnh thờ
- Bát hương
- Ống đựng hương
- Ngai chén nước
- Mâm quả
Mỗi 1 chi tiết trên bàn thờ đều có 1 nội dung ý nghĩa riêng, tùy từng điều kiện gia đình mà mua sắm cho hợp lý với diện tích của mặt bàn thờ và kinh tế của gia đình, không nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các đồ vật trên.
Cách bố trí bàn thờ gia tiên đúng cách
Ở Việt Nam, bàn thờ gia tiên thường được đặt cố định tại trung tâm của phòng khách hoặc trung tâm của nhà thờ họ. Do vậy, khi đặt chân vào từ cửa chính chúng ta có thể nhìn thấy ngay trước mặt. Đây là một trong những cách bài trí quen thuộc và phổ biến trong truyền thống gia đình. Một số gia đình có điều kiện hơn, diện tích nhà sử dụng nhiều hơn sẽ thiết kế xây dựng riêng 1 phòng thờ.
Cách bố trí truyền thống
Bàn Thờ (Án gian):
Đây là chi tiết quan trọng gia đình nào cũng phải có. Bàn thờ có thể được treo trên cao hoặc có thể là đặt trên mặt sàn nhà và có chiều cao khoảng 1m-1m2. Bàn thờ được làm bằng chất liệu chính là gỗ được sơn đỏ bên ngoài.
Tùy theo diện tích nhà ở của từng gia đình, bàn thờ sẽ được thiết kế kích thước phù hợp nhất. Nếu gia đình có diện tích phòng nhỏ nên sử dụng bàn thờ lắp đặt trên tường. Nếu diện tích phòng to, mua bàn thờ hoặc Án Gian đặt dưới đất để tiện lợi trong việc thắp hương và sắp xếp đồ thờ cúng.
Hoành phi – câu đối:
Hoành phi câu đối thường được sử dụng ít ở trong bàn thờ, tùy theo điều kiện và mong muốn của gia chủ có thể treo hoặc không. Chúng thường được sử dụng ở các đình chùa hoặc nhà thờ họ nhiều hơn. Vị trí đặt hoành phi câu đối ở nơi thờ tự là ở giữa, trên cao, sát với trần nhà.
Gia chủ có thể sử dụng cuốn thư thay cho hoành phi. Câu đối được treo trên tường, đối xứng với nhau ở hai bên của bàn thờ,hoặc được treo trên cột nhà trước án gian thờ.
Ngai thờ (khám thờ):
Ngai thờ được sắp xếp ngay phía trước hoành phi hoặc cuốn thư. Các gia đình đặt ngai thờ là bài vị của tổ tiên. Ngai thờ được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và ở phía trong cùng.
Di ảnh thờ:
Di ảnh thờ được đặt ở 2 bên, cạnh ngai thờ. Theo phong tục tập quán và tâm linh của người Việt Nam, di ảnh thờ bên phải thờ cụ bà (phụ nữ), di ảnh thờ bên trái thờ cụ ông (đàn ông) theo nguyên tắc “Tả Nam – Hữu Nữ”.
Đèn thờ:
Đèn thờ được đặt 2 bên trái và phải trước di ảnh thờ. Đèn thờ thường được thắp bằng điện và cân xứng với nhau.
Bát hương:
Bát hương trên bàn thờ bao gồm có 3 bát hương, 1 bát hương lớn đặt ở giữa và 2 bát hương nhỏ để 2 bên. Đây là vật thờ cúng không thể thiếu trên mỗi bàn thờ. Bát hương lớn thờ Phật hoặc tổ tiên, bát hương nhỏ 2 bên thờ những người đã khuất trong gia đình.
Ngai – chén nước:
Ngai chén nước không thể thiếu trong thờ cúng. Chúng được đặt ở phía trước bát hương chính giữa bàn thờ với 3 hoặc 5 chén. Dùng để đựng rượu hoặc nước.
Việc bày trí hợp phong thuỷ không chỉ đem lại cho gia chủ sức khỏe, vượng khí, tài lộc mà còn giúp tránh được những điều xấu, bất lợi cho gia đình. Dưới đây là cách bố trí chuẩn phong thủy gia đình cần tham khảo:
Vị trí đặt bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy
Trong phong thủy, bàn thờ mang hành âm phù hợp với hướng hành dương. Do vậy, hướng phù hợp là đặt theo hướng Tây Bắc. Bên cạnh đó,dựa vào tuổi tác của gia chủ, thầy phong thủy sẽ lựa chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
- Gia chủ thuộc các tuổi Hợi, Mão, Mùi đặt bàn thờ ở hướng Bắc (cung Mùi, cung Tí ), hướng Đông (cung Mão)
- Gia chủ thuộc các tuổi Tí, Thân, Thìn đặt bàn thờ ở hướng Bắc (cung Tí), hướng Đông Nam (cung Thìn), hướng Đông (cung Mão)
- Gia chủ thuộc các tuổi Dần, Ngọ, Tuất đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Tây.
- Gia chủ thuộc các tuổi Tị, Dậu, Sửu đặt bàn thờ ở hướng Bắc (cung Sửu), hướng Đông (cung Mão).
Những lưu ý khi bài trí
Bố trí bàn thờ gia tiên đẹp, đầy đủ, sang trọng, hợp phong thủy là điều quan trọng mà bất cứ gia đình nào cũng chú ý sao cho khu vực phong thờ toát lên vẻ trang nghiêm, ấm cúng. Tuy nhiên, không phải vật phẩm nào gia chủ cũng có thể sử dụng để bố trí trên bàn thờ. Khi tiến hành bố trí bàn thờ, gia chủ nên chú ý các điều sau đây:
- Không nên đặt ở vị trí quá thấp hoặc quá cao. Vì nếu đặt bàn thờ quá thấp sẽ làm thiếu đi sự trang trọng. Còn nếu đặt bàn thờ quá cao sẽ gây khó khăn trong việc thờ cúng.
- Không nên đặt bàn thờ ở gần lối đi lại, nhất là cửa chính ra vào vì đây là khu vực tâm linh cần yên tĩnh, thanh tịnh.
- Không nên đặt bàn thờ ở nơi có ánh nắng hoặc mưa hắt vào trực tiếp, dễ gây hỏng đồ vật trên bàn thờ và không tốt trong tâm linh.
- Không nên đặt bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc các khu vực ô nhiễm khác, điều này sẽ làm vấy bẩn hoặc ô uế không gian thờ cúng linh thiêng.
- Khi bố trí cần sắp xếp các vật phẩm đúng vị trí, không sử dụng các đồ thờ cúng nhiều màu sắc, lòe loẹt gây mất thẩm mỹ để trang trí bàn thờ.
- Hàng tuần nên lau dọn và vệ sinh sạch sẽ. Ngày rằm và mồng 1 nên thắp hương để tạo sự ấm cúng và xin lộc cho toàn thể gia đình.
Việc bố trí bàn thờ gia tiên đúng và chuẩn phong thủy sẽ giúp cho không gian trong gia đình trở nên ấm áp, gần gũi và trọn vẹn hơn vào mỗi dịp ngày rằm, mùng 1, giỗ, lễ, tết. Bên cạnh đó, việc trang trí đẹp là cách để các thành viên trong gia đình thể hiện lòng thành kính với những người thân đã mất. Đồng thời, khi bố trí đẹp và chuẩn, con cháu trong gia đình sẽ được hưởng phước lộc và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, mọi công việc làm ăn đều được tiến hành thuận lợi.