Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế khai quốc và lập ra nhà Tần, triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người có niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống vĩnh hằng nên ngay từ khi còn sống ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống ở thế giới bên kia. Ngay từ năm 246 TCN, ông đã bắt đầu xây dựng nơi yên nghỉ của mình. Tuy nhiên, cho đến ngày nay lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại vì nhiều lý do khó có thể giải thích được. Tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở đâu?

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là hoàng đế đầu tiên có công lớn thống nhất Trung Hoa quy về một mối. Ông quả thực đã làm nên được những việc chưa từng có, hoàn thành nhiều cải cách về thể chế và văn hóa, xây dựng rất nhiều công trình kiến thiết to lớn vĩ đại phi phàm. Có thể kể đến như Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, khu lăng mộ Ly Sơn và Đài thiên văn toàn thiên Đại Tần. 

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng của vị hoàng đế đầu tiên ở Trung Quốc, nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Địa điểm cụ thể của lăng mộ là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố này khoảng 50 km về phía đông. 

Công trình này được xây dựng ở phía đông núi Ly Sơn, với quan niệm phong thủy rằng khu vực này có hình dáng của rồng và lăng mộ được đặt ở vị trí mắt của rồng. Đây là một công trình khảo cổ vĩ đại và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là minh chứng cho đế chế Trung Hoa thống nhất đầu tiên với quyền lực chưa từng có.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

1.1 Quy mô lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Quy mô của lăng mộ rất rộng lớn, với diện tích tổng cộng khoảng 56,25 km². Được xây dựng theo hình chữ nhật, với các bức tường bao quanh và hệ thống kênh mương phục vụ cho mục đích bảo vệ và dẫn nước. 

Phần lăng mộ chính là nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng, và được xây dựng với kiến trúc phức tạp và đồ sộ. Ngoài ra, còn có các cấu trúc phụ như các lăng tẩm, cung điện và các tượng đá, tượng ngựa để trang trí.

Quy mô lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Quy mô lăng mộ Tần Thủy Hoàng

1.2 Đội quân đất nung

Nhăc tới lăng Tần Thủy Hoàng không thể không kể tới đội quân đất nung với nhiều bí ẩn ngày nay vẫn chưa giải đáp được. Có giả thuyết cho rằng đội quân đất nung được làm từ người thật có nhiệm vụ bảo vệ Tần Thủy Hoàng sau khi ông ta mất. Có khoảng 8000 bức tượng đất hình quân lính có kích thước giống như người thật cao từ 175cm tới 190cm có niên đại hơn 2000 năm.

Đội quân đất nung mỗi người có một nét mặt khác nhau
Đội quân đất nung mỗi người có một nét mặt khác nhau

2. Lịch sử lăng mộ bí ẩn nhất thế giới

Lịch sử hình thành khu lăng Tần Thủy Hoàng bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế của Trung Quốc vào năm 246 TCN. Sau khi lên ngôi, ông đã quyết định xây dựng một lăng mộ vĩ đại để chôn cất sau khi qua đời. Ý định này của ông được cho là xuất phát từ niềm tin vào cuộc sống sau cái chết và mong muốn có một nơi an nghỉ thật lớn và tráng lệ. 

Xây dựng khu lăng Tần Thủy Hoàng kéo dài suốt 39 năm, từ năm 246 đến năm 208 TCN. Công trình này tốn rất nhiều công sức và tài nguyên của triều đại Tần. 

Công trình rộng khoảng 56,25 km² và được xây dựng tại thung lũng Lishan, gần thành phố Xian, tỉnh Shaanxi, Trung Quốc ngày nay. 

Trong quá trình xây dựng, hàng ngàn công nhân và nghệ nhân đã tham gia vào việc xây dựng. Họ đã khai quật đất, xây dựng hầm mộ và xây dựng các công trình kiến trúc bảo vệ. 

Những công nhân và nghệ nhân này đã phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và đối mặt với nguy hiểm từ việc chôn sống hoặc bị giết để giữ bí mật về vị trí. Khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng bao gồm nhiều công trình và kiến trúc quan trọng, bao gồm hầm mộ chính, những khu vực bảo vệ, đường mòn, các điện hình đá và hồ nước. Bên trong còn chứa đựng nhiều bảo vật quý giá và tượng đá đại bình, tái hiện lại quân đội và cảnh quan văn hóa của triều đại Tần.

Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời vào năm 210 TCN, lăng mộ của ông đóng cửa và giữ bí mật. Những công nhân và nghệ nhân tham gia xây dựng đã bị giết và chôn cùng với lăng mộ để bảo đảm an ninh và giữ bí mật về vị trí và nội dung của công trình. 

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Có nhiều câu chuyện và truyền thuyết kể về những cách thức tàn ác mà Tần Thủy Hoàng đã sử dụng để bảo vệ khu mộ của mình, bao gồm cả việc hủy hoại các bản sao công trình và giết chết những người liên quan. Việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng bắt đầu vào những năm 1970 và cho đến nay vẫn chưa hoàn thành. 

Lăng Tần Thủy Hoàng đã trở thành một địa điểm khảo cổ quan trọng và đang tiếp tục được nghiên cứu và khám phá. Các cuộc khai quật đã phát hiện nhiều cổ vật quý giá và tượng đá độc đáo, nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được tìm hiểu hoặc giải thích.

Bí ẩn chưa lời giải đáp về lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có nhiều bí ẩn và câu chuyện đặc biệt liên quan đến nó. Dưới đây là một số bí ẩn chưa có lời giải đáp về lăng mộ này:

1. Bí ẩn lăng mộ chấn động

Vào tháng 3/1974, khi đang đào giếng trên cánh đồng, những người nông dân ở Thiểm Tây đã chạm xẻng vào một đầu người bằng gốm mà ban đầu họ là tượng Phật. Và thế là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất lịch sử được mở ra, chôn dưới cánh đồng là hàng ngàn bức tượng binh lính bằng đất nung cách đây hơn 2000 năm dưới thời Tần Thủy Hoàng.

Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, khu lăng mộ xây theo hình bát quái, bên trên là một lớp đất được đắp nổi cao tới 76cm, tổng diện tích là 41.600m2, tương đương diện tích của 5 sân bóng tiêu chuẩn quốc tế mà theo sử gia Tư Mã Thiên mô tả là: “Thông suốt tới tam tuyền”, vô cùng sâu. 

Đại lăng Tần Thủy hoàng mặc dù được phát hiện từ mùa xuân năm 1974 nhưng suốt 47 năm, chính phủ Trung Quốc hầu như không dám mở nắp quan tài, vì cho rằng hàm lượng thủy ngân trong lăng mộ quá cao so với mức bình thường, tới hơn 280 lần. 

Điều đó đã làm dấy lên những nghi ngờ rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng thật sự có liên quan tới một bí mật kinh thiên động địa nào đó. 

Tượng đất nung
Tượng đất nung

2. Địa cung chưa hề được khám phá

Bên trong mô phỏng kiến trúc kinh đô Hàm Dương của nước Tần, thành nội có chu vi khoảng 2.5km, thành ngoại có chu vi 6.3km, có các lầu gác, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở… Có đến 300 đường hầm bồi táng chôn kèm thêm trên 50.000 cổ vật quan trọng. Địa cung là khu vực có giá trị nhất trong lăng. 

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên thuật lại việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào nói Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người đến xây lăng mộ, đào 2 con suốt, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới… Sai lấy thủy ngân làm 100 con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn… Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu từ người cá để thắp đuốc, trù tính thế nào để đủ cháy mãi mãi”. 

Trước cửa lăng mộ Tần Thủy Hoàng có đặt một tấm bia đá, ghi khắc rất rõ tất cả những gì có trong mộ và ngay cả bản đồ kiến trúc ra sao (mộ chính, các dòng sông thủy ngân, các tinh tú vũ trụ trên vách cùng 4 đoàn quân đất nung canh với đầy đủ binh lính, chiến mã, chiến xa…). 

Tuy nhiên có một chi tiết rất quan trọng làm không ít người lo sợ, đó là dòng chữ cuối cùng trên tấm bia đá ghi rõ: “Đây là Long mạch Trung Hoa – nếu mở mộ này thì đất nước sẽ tan rã, chia 5 xẻ 7 như thời chiến quốc, rơi vào cảnh phân tranh hỗn loạn”. 

Tuy có 4 đội quân đất nung nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho khai quật một đội quân phía Nam để cho khách tham quan. Ba đội quân kia, dù đã biết vị trí nhưng họ không cho phép khai quật nữa. Phần mộ chính quanh núi đều có quân đội canh gác nghiêm ngặt cả ngày lẫn đêm. 

Theo một cao nhân tu luyện đắc đạo, lăng mộ Tần Thủy Hoàng sở dĩ được đặt tại núi Ly Sơn là vì ở trung tâm của núi Ly Sơn có một cột sáng màu tím thông thẳng đến thiên đình, toàn bộ Ly Sơn được bao phủ bởi ánh sáng màu tím, đây là vùng đất long mạch địa linh nhân kiệt. Hoàng lăng lại tọa lạc ở vị trí long huyệt của núi – vị trí trung tâm của trường năng lượng từ trường. Nhiều chuyên gia phong thủy khẳng định rằng nếu chạm vào huyệt mộ Tần Thủy Hoàng thì sẽ tổn hại đến long mạch quốc gia. 

3. Tháp 9 tầng che đậy khu lăng mộ

Nếu quan sát từ trên máy bay có thể nhìn thấy rõ ràng toàn bộ công trình là một quần thể hình chóp vuông vức. Trên thực tế,  lăng mộ có kết cấu kim tự tháp cỡ lớn 9 tầng, thậm chí quy mô còn lớn hơn kim tự  tháp Khufu của Ai Cập. Không chỉ vậy, quy mộ của địa cung bên trong  cũng là “kim tự tháp ngược”. 

Theo vị cao nhân, các bậc quân vương khai quốc  của các triều đại đều là những vị đế vương được trời tuyển chọn, được tiên nhân và long tộc bảo  hộ. Phần mộ của họ vì thế cũng được bảo hộ. Lăng mộ nổi tiếng của Tần Thủy Hoàng nằm dưới chân núi  Ly Sơn là một quần thể kiến trúc cung điện khổng lồ trong lòng đất – kéo dài sâu đến 295m, toàn bộ  khu lăng mộ do hai bộ phận âm và dương tạo thành.

Phần trên có năm tầng là dương, được xây dựng  giống hình dạng kim tự tháp. Phần dưới có bốn tầng là âm, có kết cấu như dạng kim tự tháp  ngược, giữa hai bộ phận của địa cung được ngăn cách bằng một lớp bùn đất dày, có  lối đi bí mật thông giữa hai bộ phận.

Lối vào tháp 9 tầng sâu 33m
Lối vào tháp 9 tầng sâu 33m

4. Dòng sông thủy ngân

Rốt cuộc trong khu vực lăng mộ có bí ẩn về dòng sông thủy ngân hay không? “Sử ký của  Tiên đế nước Tần” có ghi chép rằng: “Tần Lĩnh sử dụng dòng sông thủy ngân để bảo vệ  lăng mộ khỏi những kẻ xâm phạm” đủ để thấy bên trong nguy hiểm như thế nào. Thủy ngân bay  hơi rất chậm trong một không gian hạn chế, vì vậy một lượng lớn thủy ngân có thể được lưu  giữ trong cung điện dưới lòng đất hàng nghìn năm. 

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được đổ vào  gần 100 tấn thủy ngân, tượng trưng cho biển, sông, hồ trong lãnh thổ đại Tần ở  nhân gian – được mô phỏng thu nhỏ với tỉ lệ như thật. Nhưng nguồn thủy  ngân khổng lồ được dẫn từ đâu để tạo thành trăm dòng sông có thật hay không vẫn là một  câu hỏi lớn không thể giải thích được.

Theo sử sách, thời đó có quả phụ họ Thanh,  chuyên khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Theo khoa học hiện đại, chu sa hay thần sa,  đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong  tự nhiên. Thành phần chính của nó là sulfur thủy cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong  tngân. Tư Mã Thiên viết: “Giang Nam có đá chu sa.  Chu sa là nguyên liệu chính để luyện thủy ngân“.

Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện  ra gia tộc họ Thanh ở vùng quận Ba có ngọn núi Vu Sơn, là nơi theo truyền  thuyết các vị thần thường ghé đến. Phải chăng người này chính là một truyền  nhân thuật luyện đan, nắm giữ được nguồn vị thần thường ghé đến. chu sa và thủy ngân khổng lồ, đã cung cấp  thủy ngân trong Địa cung của Tần Thủy Hoàng?

Những bí ẩn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng có lẽ chỉ có những người ở thời ông mới có thể lý giải được. Cho đến ngày nay, đó vẫn chỉ là phỏng đoán và khiến người người phải suy ngẫm. 

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart