Việc tỉa chân nhang chắc hẳn không còn xa lạ với các gia chủ vào thời điểm cuối năm. Công việc này gắn liền với lễ cúng ông Công ông Táo về trời, nhà nhà nô nức dọn dẹp nhà cửa chào đón năm mới. Thủ tục tỉa, rút chân nhang nhằm tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và thần linh trong nhà. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng biết cách tỉa chân nhang bàn thờ gia tiên, thần tài đúng cách. Nếu như tỉa, rút chân nhang không đúng có khi lại phạm lỗi với ông bà tổ tiên. 

Qua bài viết dưới đây, Đá Mỹ Nghệ An Khang sẽ hướng dẫn các bạn cách rút chân nhang đem lại nhiều tài lộc, đừng bỏ lỡ nhé! 

Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang bàn thờ thần tài, gia tiên. 

Tỉa chân nhang được hiểu đơn giản là cách chúng ta dọn dẹp chỗ ngồi cho các vị gia tiên hay những vị thần như ông Công ông Táo tiễn năm cũ đón năm mới. Ngoài ra, việc tỉa chân hương còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà người sống muốn gửi tới tổ tiên và Chư vị Thần linh. 

Việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên, thần tài sẽ hạn chế việc tụ khí làm ảnh hưởng tới vận may của gia chủ. Nếu như bát hương đầy sẽ làm bàn thờ trở nên bừa bộn, tàn hương rơi có thể gây hỏa hoạn, báo hiệu điềm xấu xảy đến. 

Tỉa chân nhang thể hiện lòng thành kính của gia chủ với gia tiên, thần linh
Tỉa chân nhang thể hiện lòng thành kính của gia chủ với gia tiên, thần linh

Thời điểm tỉa chân nhang

Giải đáp các câu hỏi liên quan tới cách tỉa chân nhang:

  • Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Công ông Táo: Nếu như các bạn cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng, buổi chiều có thể làm nghi lễ tỉa rút chân nhang. Còn nếu như cúng vào buổi chiều thì phải chờ đến sáng hôm sau mới có thể thực hiện nghi thức này. Thời điểm tỉa chân hương tốt nhất là ban ngày, tuyệt đối không làm vào buổi tối. Theo ý kiến của các chuyên gia phong thủy, việc rút tỉa chân nhang nên thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo về trời. Bởi khi các ông đi việc dọn tỉa bát hương sẽ không phạm phải bất cứ điều gì.
  • Có nên tỉa chân nhang bàn thờ thần tài: việc chăm sóc bàn thờ gọn gàng sạch sẽ thể hiện sự thành tâm, tôn kính đối với thần linh, sau 1 thời gian thắp hương, việc tỉa chân nhang bàn thờ thần tài là việc nên làm.
  • Tỉa chân nhang ngày nào đẹp: tùy theo tuổi gia chủ hợp với ngày giờ nào để chọn ngày đẹp. Bên dưới đây là một số ngày đẹp cho việc rút chân nhang.

Ngày tốt tiến hành tỉa, rút chân nhang bàn thờ

Tỉa chân hương là việc quan trọng thể hiện lòng thành kính nên cần phải cẩn thận. Vì vậy rất nhiều người lựa chọn ngày đẹp để tiến hành thủ tục tỉa rút chân hương. Thông thường gia chủ sẽ dọn dẹp bàn thờ vào ngày ông Công ông Táo tức 23 tháng Chạp hàng năm. Giờ tốt nhất làm việc đó là giờ Thìn (tức 7-9 giờ), Tỵ (tức 9-11 giờ), Mùi (tức 13-15 giờ).

Ngày tốt tỉa chân hương giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ
Ngày tốt tỉa chân hương giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ

Tuy nhiên nếu như gia chủ không sắp xếp thời gian vào đúng ngày ông Công ông Táo để rút chân hương thì có thể tham khảo những ngày đẹp sau:

  • Ngày 24 tháng Chạp: Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên vào ngày này sẽ giúp gia chủ có được một năm mới hạnh phúc, mọi điều thuận buồm xuôi gió và hanh thông. Trong ngày này, hãy chọn những giờ Mão (5 – 7 giờ), giờ Ngọ (11 – 13 giờ), giờ Mùi (13 – 15 giờ), giờ Dậu (17 – 19 giờ).
  • Ngày 26 tháng Chạp: Đây là ngày hoàng đạo, rất tốt cho việc lau dọn bàn thờ do có thần linh phù trợ, giúp tăng thêm vận khí cho gia chủ. Hãy chọn các khung giờ vào ngày này như giờ Thìn (5 – 7 giờ), giờ Ngọ (11 – 13 giờ), giờ Mùi (13 – 15 giờ), giờ Tuất (19 – 21 giờ) để lau dọn bàn thờ.
  • Ngày 28 tháng Chạp: Ngày này đem đến những niềm vui, may mắn và tài lộc cho gia đình. Những khung giờ tốt nhất trong ngày này để tiến hành lau dọn bàn thờ là: Mão (5 – 7 giờ), Tỵ (9 – 11 giờ), Thân (15 – 17 giờ), Tuất (19 – 21 giờ). 

Nếu các bạn không thể rút chân hương vào những ngày đề cập phía trên hãy chọn ngày đẹp như 15, 20, 23,25,27 tháng chạp âm lịch vào các khung giờ từ 6h – 11h hay từ 13h – 17h là được. Gia chủ cần linh hoạt sắp xếp công việc để có thể tiến hành nghi lễ.

Trình tự tỉa chân hương

Dưới đây là các bước tỉa chân hương thần tài, gia tiên cơ bản các bạn cần biết:

Bước 1: Xin phép tổ tiên hoặc thần linh nhà mình

Người tiến hành tỉa chân hương cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Sau đó thắp hương thông báo cho thần linh hay tổ tiên biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Công việc này được thực hiện với ý niệm mời các ngài tạm lánh sang nơi khác để không ảnh hưởng đến việc lau dọn của con cháu.

Bước 2: Bắt đầu tỉa chân nhang

Tiến hành tỉa chân nhang bằng cách một tay giữ lấy bát hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang sao cho còn lại 3 nén. Chân nhang rút ra bên ngoài các bạn hãy để lên một tấm vải sạch hoặc một tờ giấy. 

Cách tỉa chân nhang nhớ để lại 3 nén nhang trên bát hương sau khi rút
Cách tỉa chân nhang nhớ để lại 3 nén nhang trên bát hương sau khi rút

Bước 3: Lau dọn bàn thờ

Sử dụng khăn sạch lau xung quanh bát hương. Các bạn có thể nhúng khăn ẩm để lau bát hương sạch hơn. Sau khi lau xong bát hương hãy mới lau những đồ thờ khác. Nếu cẩn thận các bạn có thể sử dụng rượu gừng hay nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát hương và các món đồ thờ.

Bước 4: Xử lý phần tro

Đem chân nhang đã rút hóa thành tro, sau đó đổ ra gốc cây. Lưu ý tuyệt đối không đổ tro hóa chân hương vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.

Đốt chân nhang thả trôi sông sau khi rút 
Đốt chân nhang thả trôi sông sau khi rút

Bước 5: Thắp hương sau khi hoàn thành

Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nhang để kính báo gia tiên và các vị thần đã dọn dẹp xong xuôi. 

Ngoài việc chăm sóc bàn thờ gia tiên, chăm sóc mộ phần đúng cách cũng là một cách giúp linh hồn người đã khuất an nghỉ mát mẻ

Cách rút chân nhang bàn thờ thần tài

Trước khi tiến hành tỉa chân hương bàn thờ thần tài, các bạn nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính dành cho thần linh. Sau đó:

Vệ sinh dọn dẹp bàn thờ thần tài

Vệ sinh bàn thờ gia tiên, bàn thờ gia chủ cần được làm một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Đây là bước đầu tiên mà gia chủ cần thực hiện khi rút chân nhang bàn thờ Thần tài. Theo đó, việc tỉa chân nhang bàn thờ thần tài gia chủ cần tuân thủ theo các bước sau:

  • Ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.
  • Chuẩn bị rượu trắng giã chung với gừng.
  • Khăn sạch sử dụng riêng để lau bàn thờ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm trên gia chủ mới lau bát hương, tiếp theo là tượng Thần tài – Thổ địa, rồi mới đến ảnh thờ hoặc ngai thờ, cuối cùng là các vật phẩm thờ cúng khác.

Tiến hành vệ sinh lau dọn bàn thờ sạch sẽ
Tiến hành vệ sinh lau dọn bàn thờ sạch sẽ

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Các bạn hãy khấn bài rút chân nhang sau đây trước rồi mới tiến hành làm thủ tục cúng ngày rằm nhé!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao sái lại bàn thờ các quan để cho sạch sẽ, mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên

Chuẩn bị tương tự như khi rút chân hương bàn thờ thần tài, sau đó đọc văn khấn xin rút chân hương bàn thờ gia tiên như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ Thần tài, gia tiên

Sau khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài, gia tiên xong, gia chủ cần phải đọc 1 bài văn khấn để mời các ngài về ngự lại nơi bàn thờ để gia chủ và gia đình tiếp tục thờ cúng. Dưới đây là mẫu bài văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ gia tiên, Thần tài mà gia chủ cần quan tâm:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Gia tiên (Thần tài), rút chân nhang. Kính mời các quan về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

Đọc văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ thần tài, bàn thờ tổ tiên
Đọc văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ thần tài, bàn thờ tổ tiên

Những điều cần lưu ý khi tỉa chân nhang

Như đã đề cập ở trên, tỉa chân hương là việc làm hết sức cần thiết thể hiện sự thành tâm, tôn kính và lễ nghĩa của các gia đình với tổ tiên, thần linh. Vậy nên khi tiến hành tỉa chân hương cần lưu ý những vấn đề sau để tránh phạm:

  • Bát hương là vị trí cần phải an vị không được xê dịch. Bởi vậy, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, các gia chủ cần phải tiến hành làm lễ xin xê dịch và sau đó xin thần linh tổ tiên an vị.
  • Thông thường người tỉa chân hương là chủ nhà hoặc người đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tỉa chân hương cần phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đầu tóc và trang phục gọn gàng, tôn kính, đặc biệt cần phải rửa tay thật sạch.
Người tỉa chân nhang ăn mặc lịch sự để thể hiện lòng thành kính 
Người tỉa chân nhang ăn mặc lịch sự để thể hiện lòng thành kính
  • Khi tỉa chân nhang, một tay gia chủ tiến hành giữ bát hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân hương ra khỏi bát hương. Trong trường hợp gia chủ là nam giới thì để lại 7 – 17 – 27 – 37 chân hương. Nếu như gia chủ là nữ giới thì để lại 9 – 19 – 29 – 39 chân hương.
  • Toàn bộ đồ dùng để tỉa chân hương phải mới và sạch, một số trường hợp có thể là vật dụng cũ nhưng cần phải chuyên dùng để phục vụ tốt cho công việc lau dọn bàn thờ.
  • Gia chủ cũng cần lưu ý thêm rằng khi dọn dẹp bàn thờ, luôn luôn giữ cho mình sự tịnh tâm cùng lòng thành kính với người trên.
  • Chân hương sau khi rút hãy mang đi hóa thành tro rồi vùi vào trong gốc cây. Tốt nhất hãy đem vùi vào gốc cây chuối. Đặc biệt lưu ý tránh vứt chân hương vào thùng rác hay những nơi ô uế.
  • Sau khi rút chân nhang xong, hãy sử dụng nước thơm lau chùi bát hương và bàn thờ sạch sẽ.
  • Khi hoàn tất việc tỉa chân hương, tốt nhất gia chủ nên thắp mỗi bát hương một nén hương. Nếu như có điều kiện, hãy sắm sửa một chút lễ vật để dâng cúng lên thần linh, gia tiên sau khi hoàn tất việc dọn dẹp của mình. 

Bạn đã biết cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách chưa?

Trên đây là cách tỉa chân nhang bàn thờ thần tài, tổ tiên thể hiện lòng thành kính và trang nghiêm của gia chủ. Hy vọng với hướng dẫn này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để thực hiện nghi lễ tỉa chân hương sạch sẽ mà không lo phạm điều cấm kỵ. Chúc bạn và gia đình đón năm mới ấm cúng và an toàn!

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart