Văn hóa phong tục của người Việt Nam rất coi trọng việc tâm linh nhất là ma chay, cưới hỏi. Chính vì vậy mà việc nhà có người mất kiêng gì là vấn đề được quan tâm rất lớn. Những điều kiêng nay không chỉ cho người mất được yên nghỉ mà còn giúp người còn sống được an tâm, tránh vận xui không đáng có.
Nhà có người mất kiêng gì – 5 điều quan trọng nhất
Nói về phong tục, tín ngưỡng ma chay của người Việt Nam có cả trăm điều kiêng kỵ, mỗi vùng miền lại có những quan niệm khác nhau. Để liệt kê hết trong một bài viết là điều không thể, trong bài viết này An Khang chỉ đưa ra những điều kiêng quan trọng nhất giống nhau ở tất cả vùng miền.
1. Kiêng chọn ngày giờ xấu
Theo tin ngưỡng người Việt ta ma chay, cưới vợ, làm nhà việc quan trọng nhất là chọn ngày giờ tốt để tiến hành. Xem giờ để tránh múi giờ xấu, khắc tuổi dễ xảy ra những điều không tốt như trùng tang, đại kỵ. Mỗi người sinh ra và mất đi ở thời điểm khác nhau nên không có ngày giờ xấu tốt cho tất cả mọi người. Gia chủ nên hỏi ý kiến của những người biết tướng số phong thủy trong làng hoặc nhà chùa gần đó để được hướng dẫn.
2. Không cho mèo nhảy qua thi thể người mất
Không chỉ văn hóa phương Đông mà cả phương Tây đều kiêng không cho cho mèo lại gần người mất. Theo lời truyền miệng từ xưa đã có nhiều trường hợp mèo nhảy qua người đã mất xảy ra hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Hiện tượng này làm cho người chết đột nhiên bật dậy gây hoang mang lo sợ cho người sống. Các nhà khoa học cũng đã giải thích do sự xuất hiện của điện tích không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, quan niệm tín ngưỡng của chúng ta vẫn quan trọng vấn đề tâm linh vì vậy việc kiêng này là cần thiết.
3. Tránh người hợp tuổi khắc tuổi vào khâm liệm
Đây là điều kiêng có lẽ nhiều người biết và phổ biến ở mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và tính toán đúng tuổi hợp, tuổi khắc. Khi khâm liệm và hạ huyệt những tuổi này cần tránh: người hợp tuổi, người cùng tuổi, người khắc tuổi. Theo quan niệm dân gian, để cho người chết được siêu thoát những người này cần phải tránh. Một số quan niệm cho rằng người cùng tuổi xuất hiện trong lễ khâm liệm có thể dẫn đến hiện tượng trùng tang.
Để hiểu rõ hiện tượng trùng tang các bạn tham khảo bài viết: trùng tang là gì?
Trong 12 con giáp có các nhóm tuổi khắc nhau như sau:
- Nhóm 1: Tý – Mão – Ngọ – Dậu.
- Nhóm 2: Tỵ – Dần – Thân – Hợi.
- Nhóm 3: Sửu – Thìn – Mùi – Tuất.
4. Không được mang theo đồ của người sống
Theo quan niệm dân gian, người chết không được chôn cùng đồ của người còn sống, bởi lẽ, đồ vật của người sống còn mang hơi của họ trong đó. Nếu chôn cùng sẽ khiến cho cuộc sống của họ trên trần gian bị xáo trộn, gặp nhiều điều xui xẻo, không yên.
5. Không dùng đồ của người mất
Đây cũng là 1 trong những điều kiêng kỵ khi nhà có tang. Bởi những vật dụng của người đã mất là vật thân thuộc với họ khi còn sống. Người sống sử dụng lại rất dễ bị đòi và quấy rầy, gây xui xẻo cho họ.
6. Người bệnh, ốm đau không gần thi thể người mất
Điều này không chỉ đúng theo quan niệm tâm linh mà còn đúng theo cả khoa học. Những người ốm đau, đang có bệnh lại gần thi thể người chết dễ bị luồng khí lạnh (theo khoa học là các chất khí độc hại) xâm nhập cơ thể. Trên thực tế khi người có bệnh, sức khỏe yếu và người có bầu khi đi đám tang về cơn ốm sẽ nặng thêm. Nghĩa tử là nghĩa tận tuy nhiên cũng cần phải xem sức khỏe của mình có cho phép hay không.
Tìm hiểu thêm: Trong 49 ngày có được ra mộ không? Kiêng gì trong 49 ngày
Những điều kiêng kỵ sau đám tang
Người Việt Nam có quan niệm nhà có người mất trong 2 năm vẫn được tính là có tang. Trong 2 năm này và nhất là trong vòng 100 ngày vẫn phải kiêng kỵ một số điều sau đây:
Kiêng tổ chức ăn uống, tiệc tùng linh đình
Đây là những điều kiêng kỵ khi nhà có tang cần chú ý. Việc tổ chức ăn uống, tiệc tùng là điều không được làm trong vòng 49 ngày người mất. Đây là thời gian người mất chưa siêu thoát, vẫn còn ở trần gian, việc tổ chức tiệc tùng trong khoảng thời gian này là điều tối kỵ. Khiến cho người mất tức giận vì vừa mới mất mà gia đình đã tổ chức vui vẻ. Bên cạnh đó, sẽ bị hàng xóm, người thân và bạn bè đánh giá không hay.
Kiêng không dựng vợ gả chồng cho con cháu
Nhà có người mất kiêng gì? Điều đầu tiên đó là gia đình không tiến hành tổ chức lễ ăn hỏi, cưới xin, tiệc linh đình ít nhất trong vòng 1 năm, và thông thường là trong vòng 3 năm. Bởi lẽ, trong quan niệm và phong tục của người Việt Nam, việc gia đình có người mất là điều mất mát vô cùng to lớn, phải để tang để thể hiện sự buồn đau, do vậy con cháu trong gia đình không được tiến hành cưới xin trong thời gian này.
Kiêng đi thăm hỏi người thân, bạn bè
Đây là 1 trong số những điều kiêng kỵ khi nhà có tang mà gia đình phải để ý. Các thành viên trong gia đình kiêng không lui tới thăm hỏi người ốm, người đẻ, gia đình của người thân bạn bè để tránh những điều không may mắn xảy ra cho họ.
Tóm lại, bài viết trên Đá mỹ nghệ An Khang đã trả lời câu hỏi “nhà có người mất kiêng gì” và đưa ra những điều kiêng quan trọng nhất. Trong khoảng thời gian từ lúc tổ chức tang lễ đến sau khi lo liệu đám tang 1 thời gian dài, gia đình nên kiêng kỵ những điều trên để tránh gặp những điều không hay xảy đến với người thân, họ hàng, các thành viên trong gia đình và bạn bè xung quanh. Dân gian có câu “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Kiêng kỵ được những điều này vừa giúp bản thân được yên tâm, vừa tránh điều xấu xảy ra, vừa không mang tiếng cho gia đình.