Những người thân khi mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với mỗi thành viên, con cháu trong gia đình và dòng tộc. Sau khi mất 49 ngày, thần hồn người mất trong Phật pháp, nếu người đó có phước báu lớn và đã tu tịnh nghiệp vào 3 nghiệp được thanh tịnh và làm nhiều việc thiện nhiều thì người đó có thể sinh về các cảnh giới của chư Phật, hoặc sinh lên cõi trời. Trái lại, nếu làm những việc ác, thần hồn sẽ bị đọa xuống địa ngục.
Trong 49 ngày có được ra mộ không là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta quan tâm. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian, trong 49 ngày người mất vẫn còn vương vấn trên trần gian và nếu con cháu tiến hành ra thăm mộ trong khoảng thời gian này, sẽ khiến người mất còn vương vấn trần gian và không nghĩ mình đã chết do vậy sẽ không siêu thoát được. Thực tế, đây là 1 quan điểm chưa đúng. Bởi có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới việc này.
Để tìm hiểu sâu hơn về việc trong 49 ngày có được ra mộ không? Những điều kiêng kỵ nào cần tránh trong thời gian này. Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu bằng những thông tin đã tổng hợp dưới đây.
Trong 49 ngày có được ra mộ không?
Để trả lời câu hỏi “Trong 49 ngày có được ra mộ không?” chúng ta cùng xem những quan điểm về vấn đề này:
Theo quan điểm của dân gian
Theo quan điểm của dân gian, trong 49 ngày có được ra mộ không? là câu hỏi lớn được đặt ra. Theo đó, gia đình và người thân không được ra mộ bởi linh hồn của người chết lúc này chưa được siêu thoát, phần hồn vẫn còn ở trên trần gian và vẫn ở xung quanh mộ chưa nhập vào thân xác để siêu thoát. Việc ra thăm mộ, thắp hương và tiếc thương người đã mất sẽ khiến họ nghĩ rằng bản thân còn sống và lưu luyến, không chịu về với cõi âm và khiến cho vong linh không được siêu thoát.
Vì vậy, sẽ có những gia đình hạn chế hoặc tuyệt đối không cho con cháu và người thân ra trong khoảng thời gian này. Mặc dù chưa có tài liệu nào chứng minh tại sao không được ra mộ trong vòng 49 ngày? nhưng mọi người vẫn tuân thủ theo số đông quan niệm truyền thống từ xưa tới nay để cho người âm được giải thoát và an nghỉ.
Theo quan điểm trong Phật Pháp
Theo quan điểm của đạo Phật, việc gia đình và người thân ra mộ trong khoảng thời gian 49 ngày là điều hết sức bình thường. Theo giáo lý mà đức Phật dạy chúng ta, 1 người sau khi mất nếu nhiều phước duyên sẽ được vãn sinh về các cảnh giới lành của chư Phật, nếu làm việc ác sẽ bị đày xuống địa ngục. Còn lại, hầu hết các phần hồn khác sẽ được đợi chờ sẽ được tái sinh chuyển kiếp. Phần thức được gọi là thân trung ấm sẽ là dạng ngã quỷ được gọi là vong linh, vong ma.
Trong khoảng thời gian 49 ngày này, vong linh vẫn có thể đi lại bình thường, quanh quẩn ở nhà, hoặc nơi thích đến, hoặc nơi mình đã chết. Trong kinh địa tạng nói, nếu vong linh mà nghiệp nặng sẽ xuất hiện những cảnh giới xét xử cho nên vong linh rất muốn người còn sống vì vong linh làm phúc trong 49 ngày này, tụng kinh, cúng dường, chai tăng, bố thí, phóng sinh, làm phúc cho vong linh được tốt.
Vì vậy, việc gia đình người thân trong 49 ngày có được ra mộ không là điều hoàn toàn bình thường, không có ảnh hưởng gì. Khi ra mộ chúng ta thỉnh vong linh mà vong linh tới, chúng ta hãy khai thị cho vong linh để biết là vong linh đã bỏ thân xác, hãy buông bỏ, không chấp trước, nghe Pháp để giác ngộ, sám hối và chuyển kiếp lên cảnh giới cao hơn. Cho nên, trong49 ngày có được ra mộ không là điều hoàn toàn bình thường trong phật Pháp.
Do vậy mỗi quan điểm trong dân gian và trong Phật Pháp sẽ khác nhau, tùy theo sự lựa chọn của mỗi gia đình mà chúng ta nên làm và ghi nhớ để thực hiện giúp người mất được siêu thoát, mồ yên mả đẹp, và gia đình được êm ấm.
- Hướng dẫn cách chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày
Nên làm gì trong 49 ngày?
Dưới đây là những điều nên làm trong 49 ngày cho người thân mới mất:
Người thân trong gia đình nên ăn chay
Trong phong tục của đạo Phật, việc ăn chay trong 49 ngày là điều mang lại ý nghĩa rất lớn cho người đã mất. Việc sát hại để cúng Tế cho người mất là điều cực kỳ không tốt, do đó nên cúng chay và ăn chay để tích thêm phước báu và làm điều thiện để phần hồn người mất được siêu thoát và về với cảnh giới cao hơn.
Người thân trong gia đình nên niệm phật
Niệm Phật và tụng kinh với tâm địa chân thành là điều cực kỳ tốt trong số những việc nên làm cho người đã mất, giúp người mất được hồi hướng và giải thoát, vãn sinh về với cõi lành. Gia đình nên niệm Phật mỗi ngày trong vòng 49 ngày liên tục để vừa tích đức và mang lại sự an lạc trong tâm hồn, vừa giúp người mất kết nối được với ánh sáng vô hạn đức Phật.
- Tìm hiểu thêm: Mộ kết là gì?
Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày
Theo quan điểm của dân gian, có rất nhiều việc làm kiêng kỵ trong vòng 49 ngày người mất để giúp người mất có thể siêu thoát về với cõi tây Phương cực lạc, vừa thể hiện sự đau buồn của gia đình để khi tất cả mọi người nhìn vào thấy được sự đau thương và mất mát to lớn không gì bằng việc người thân trong gia đình ra đi. Những điều kiêng kỵ nên tránh như sau:
Không than khóc to tiếng
Việc than khóc to tiếng là 1 trong những điều kiêng kỵ trong 49 ngày người mất. Bởi lẽ, theo quan niệm của người phương Đông và người Việt nói riêng, than khóc sẽ làm cho người mất lưu luyến trần gian và không được siêu thoát. Lý giải cho điều này, dân gian cho rằng, người mất trong khoảng thời gian 49 ngày sẽ chưa nhập mộ và nhập vào thân xác mà phần hồn còn vương vấn ở trên trần, có thể là nhà ở, là nơi họ thường đến, là nơi họ chết. Do vậy, việc than khóc to quá nhiều làm cho họ không chịu về với cõi âm để tới nơi cực lạc.
Thay vì than khóc, gia đình và người thân nên cầu siêu, niệm phật hoặc tụng kinh để tích đức và phước báu, làm việc thiện để hồi hướng và giải thoát cho họ về với Phật, với trời, đồng thời gia đình được ấm êm, an lành và gặp nhiều điều may mắn.
Không được sát sinh
Sát sinh là điều kiêng kỵ cần tránh làm. Lý giải nguyên nhân về những điều kiêng kỵ trong 49 ngày này là bởi vì sát sinh để cúng bái cho người mất làm ảnh hưởng tới việc hồi hướng công đức tích phúc của gia đình để giúp người mất được siêu thoát. Việc sát sinh sẽ vô tình càng tạo nghiệp cho chính người mất và gia đình. Thay vì sát sinh để cúng bái, gia đình nên làm cơm chay và thành tâm niệm phật sẽ tạo điều kiện cho việc người mất được vượt qua các cửa ải xét xử và về với cõi vãn sinh lên cảnh giới cao hơn.
Không tổ chức cưới hỏi
Từ xa xưa tới nay, việc tổ chức cưới hỏi trong thời gian 49 ngày là điều tuyệt đối kiêng kỵ, bởi cưới hỏi là chuyện vui, việc người thân trong gia đình mất lại là chuyện buồn. Nếu tổ chức đám hỏi, đám cưới vừa thể hiện sự không thành kính với người đã mất, mà còn để lại tai tiếng cho gia đình, nhà có chuyện buồn lại tổ chức tiệc cưới vui mừng. Mọi người sẽ miệt thị và khinh thường.
Do vậy, việc làm này nên được tổ chức vào 1 khoảng thời gian khác. Tất nhiên, bây giờ đời sống đã hiện đại hơn, không còn hủ tục sau 3 năm mới được tổ chức như quan niệm của thời xưa nữa.
Tránh đi thăm bạn bè, người thân khi nhà có tang
Đây là 1 trong những điều kiêng kỵ trong 49 ngày mà gia đình nào hầu như cũng thực hiện. Bởi lẽ, quan niệm dân gian cho rằng, nhà có người mất thường mang lại những điều xui xẻo hoặc không may mắn. Việc người thân đi thăm viếng họ hàng, bạn bè sẽ vô tình mang lại cho gia chủ nhiều điều bất lợi. Cho nên, tốt nhất để tránh những lời nói thị phi và xảy ra những điều không mong muốn, gia đình nên tránh việc đi xa, hoặc đi thăm bạn bè, đi ăn cưới, hỏi.
Tránh ăn mặc phản cảm và trang điểm
Việc ăn mặc phản cảm, ngắn và kệch cỡm cùng với việc con cháu chải chuốt trang điểm lòe loẹt, tổ chức các hoạt động vui chơi hát hò trong khoảng thời gian 49 ngày gia đình có người mất là điều cần tránh. Các cụ cho rằng, đây là sự thiếu tôn trọng với người mất, không biết thể hiện lòng xót thương và đau buồn đối với người đã khuất. Do vậy, con cháu và người thân hãy ăn mặc kín đáo và tránh trang điểm trong khoảng thời gian này.
Không nên ra thăm mộ quá nhiều
Theo quan điểm của dân gian, đây là 1 trong những điều kiêng kỵ trong 49 ngày. Nguyên nhân là do, người mất thời điểm này còn chưa nhập xác và nhập vào mộ, linh hồn họ vẫn quanh quẩn mộ hoặc trong gia đình. Để giúp họ siêu thoát về với cực lạc, gia đình không được ra mộ thắp hương, đắp mộ và than khóc ngoài mộ để cho họ an tâm an nghỉ và về với cõi trời, Phật.
Tuy nhiên, trong quan điểm của đạo Phật, việc thăm mộ vẫn có thể diễn ra bình thường, trừ khi trời quá tối tránh nguy hiểm. Bởi lẽ, người trên trần chỉ cần hồi hướng và khai thị khi thỉnh và gặp họ, chắp tay niệm phật để họ sám hối, buông bỏ và không chấp trước để họ được về với cõi sinh an lành trên trời hoặc về với chư Phật.
Tránh cắt tóc, cạo râu trong vòng 49 ngày
Đây là việc làm cần kiêng kỵ trong vòng 49 ngày. Theo quan niệm của người Việt Nam, việc để tóc, để râu thể hiện sự mất mát đau buồn của người thân khi có người mất trong gia đình mà không chú trọng đến hình thức bên ngoài của bản thân. Để sau thời gian này, các thành viên sẽ chăm chút lại cho bản thân mình nhằm hướng tới 1 cuộc sống và tương lai mới sẽ tốt hơn là việc cắt tóc hay cạo râu trong thời kỳ để tang 49 ngày người đã mất.
Tránh sử dụng vật dụng của người quá cố
Những vật dụng khi trên trần họ còn sống thì người thân tốt nhất nên hóa cùng, bởi vì đó là những vật yêu thích của người mất. Việc gia đình giữ lại và người thân trong gia đình sử dụng là điều nên tránh để phòng trường hợp vong linh người mất hiện về đòi và quấy phá. Nếu sử dụng, hãy xin phép và khi được phép cho thì người thân mới sử dụng. Đây là 1 trong những điều kiêng kỵ trong 49 ngày mà gia đình cần chú ý.
Trên đây là tổng hợp những lý giải cho câu hỏi trong 49 ngày có được ra mộ không? theo quan điểm của dân gian và Phật giáo. Đồng thời, một số những điều nên và không nên làm, những điều kiêng kỵ trong 49 ngày mà gia đình cần tham khảo để giúp cho linh hồn của người mất được siêu thoát về cõi vãn sinh cực lạc, lên 1 cảnh giới cao hơn, để họ được an nghỉ nơi chín suối và gia đình được an lành, gặp nhiều may mắn và tích phúc đức trong cuộc sống.