Trong di tích kiến trúc của người Việt, hình tượng Rồng Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng, thường được thể hiện nhiều nhất, tiếp đến là Lân, Phượng. Còn những linh vật khác chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, mang tính chất điểm xuyết, tăng thêm tính linh cho công trình tôn giáo – tín ngưỡng.

Hình tượng linh vật “Rồng”

Truyền thuyết thường nói rằng: người Việt là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ đó mà người ta đinh ninh Rồng Việt có gốc vào thời cổ đại.

Từ chức năng gắn với nguồn nước, có người còn gắn cho nó có gốc gác tự nhiên. Tác  giả đó dựa trên âm điệu đồng dạng: cơn giông, dòng sông,.. để nói rằng nó là sản phẩm bản địa. Trượt trên dòng suy tưởng này, có người còn muốn đẩy rồng lên thành biểu tượng của dân tộc. Cũng  có người cực đoan cho Rồng làn sản phẩm của phong kiến, biểu tượng của vua, để rồi dẫn dắt đến nhận thức, lập luận sai lầm. Đó là một thời, song không mấy ai chịu quan tâm tới tận nguồn cội.

Rồng Việt Nam trên bệ tượng chùa Phật Tích - Tiên Du, Bắc Ninh
Rồng Việt Nam trên bệ tượng chùa Phật Tích – Tiên Du, Bắc Ninh

Rồng là sản phẩm chung của nhân loại

Thực ra, Rồng là sản phẩm chung của nhân loại, một trong nhiều nguồn gốc dễ được chấp nhận, cho rằng Rồng được nảy nở từ vùng Trung Cận Đông, khởi thủy là rắn Mútx – Hútx, tức rắn bóng loáng (biểu hiện sự linh thiêng, không thấy ghi lại về kích thước loại rắn này). Con rắn thần đó bò sang phía Tây, dần dần hóa thân thành Rồng lửa (có khi ba đầu), phần nhiều hiện thân cho sự ác. Sang phí Nam và Đông, nó thường nhập thân với con rắn thiêng của địa phương để thành loại Rồng hoặc rắn thần có sức mạnh vô biên mang tới nhiều điều tối lành. Đó là rắn Naga nhiều đầu, rắn vĩnh của Vasuki của Ấn Độ. Có lẽ ở các nước Nam Á, nó còn hội tụ trên thân vài yếu tố về sức mạnh của loài thú gắn với nước, mà chủ yếu là voi. Vào với Trung Quốc, ít nhất rắn thần chịu hai áp lực: sự phân hóa xã hội mạnh và văn hóa đồng cỏ chi phối, nó trở nên có yếu tố thú và phần nào có nét dữ dội. Tất cả những hình thức nêu trên, trước và sau ít nhiều đều ảnh hưởng tới tạo hình Rồng Việt. Rõ ràng, hình tượng của con Rồng Việt đã phản ánh rõ nét, ở một lĩnh vực nào đó, về diễn trình phát triển của lịch sử nghệ thuật tạo hình dân tộc.

Hình tượng rồng trong tâm thức người Việt

Rồng được định hình trong tâm thức người Việt từ thời nào, không ai rõ. Có nhiều ngờ vực nó xuất hiện từ thời  đồ đồng với bóng dáng là dôi cá sấu, được đặt tên là Giao Long. Nhưng trong truyền thuyết, thì chỉ một truyện về Âu Cơ và Lặc Long Quân được san định lại vào thời tự chủ (khoảng thế kỷ 13), gán cho Lặc Long Quân thuộc nòi Rồng (đặc tính này chỉ xả ra muộn). Còn tích Sơn Tinh – Thủy Tinh và nhiều tích khác đã không thấy bóng dáng của linh vật này.

Vài đời An Dương Vương, việc xây dựng Loa thành chỉ gắn với tiên, thần Rùa, gà sống. Tới tận thời Triệu Việt Vương mới thấy nói có thần nhân cưỡi Rồng từ trên trời xuống. Đây là giai đoạn đạo Phật bắt đầu được nhân dân ta tôn sùng (với Phật phát Vinitaruci gần gũi tín ngưỡng dân dã). Một biểu hiện cụ thể, đó là sự kiện vua Việt ( Vạn Xuân) đã tự nhận là Lý Phật Tử (người con Phật họ Lý). Điều đó đã cho chúng ta nghĩ tới một Phật thoại về Rồng, do được nghe Phật giảng đạo mà giác ngộ, nên Rồng đã nguyện biến thành thuyền để đưa Phật đi hoằng dương đạo pháp ở khắp nơi. Như thế, một giả thiết được đặt ra là: Rồng đã theo đạo Phật vào đất Việt rồi hội với con rắn – chủ nguồn nước, mà dần thành Rồng Việt với chức năng đề cao, tôn sùng Phật đạo, từ đó cũng đồng nhất với tôn trọng pháp lực của Rồng.

Hình tượng Rồng trong tâm thức người Việt
Hình tượng Rồng trong tâm thức người Việt

Tới thế kỷ 10, dưới đời vua Đinh Tiên Hoàng, Rồng vẫn chỉ là linh vật hỗ trợ, nằm ngoài con người có quyền năng. Nhưng tới đời vua Lê Đại Hành thì nó trở thành bản mệnh của vua. Đó là một xu hướng tất yếu và Rồng phần nào đã đồng được đồng nhất với nhà vua. Hiện tượng này đạt đỉnh cao ở thời Lý, rồi sau đó, chức năng này nhạt dần, để Rồng sống chung thủy với chủ nhân cơ bản của nó trong văn hóa xóm làng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Trung Hoa, tới thời Lê Sơ, Rồng cũng phân thân lưỡng cực với những quy định riêng ( 5 móng là của vua, ngoài ra đều ít hơn).

Trở lại Rồng Việt Nam, chúng tôi sẽ tập trung phân tích kỹ hơn, vì rõ ràng số lượng xuất hiện về nó thật phong phú đa dạng. Rồng có mặt khắp mọi nơi, mọi thời, điều này không phải linh vật nào cũng có được.

Rồng Việt Nam Thế kỷ 11 – 12

Dưới thời Lý, người Việt chú ý nhiều đến Phật giáo, coi như một sự cưỡng lại những giáo điều của đế quốc khổng lồ phương Bắc. Đồng thời để khẳng định tính độc lập dân tộc, người Việt cũng quan tâm nhiều đến dòng văn hóa phương nam.

Coi Rồng trong tạo hình nghệ thuật thời Lý không phân định thuộc tầng dưới hay tầng trên. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. khi nhắc đến Rồng thời Lý thường hay gắn với vua, hoặc Rồng bay lên (Thăng Long). Trong giai đoạn này, từ chính quyền trung ương cho đến người dân, ý thức giải Hoa mạnh mẽ. Người đương thời không muốn lệ thuộc vào ý thức được nảy sinh từ dòng chảy văn hóa Trung Hoa của ngàn năm Bắc thuộc. Chính con Rồng là một điển hình của ý thức này.

Đối với phật giáo, Rồng được coi là một hình tượng biểu tượng của Diêm Vương, đại diện cho thế giới bên dưới, đã quy y Phật pháp, nên việc đạo Phật du nhập tới các miền của thế giới cũng là điều kiện để truyền bá con Rồng. Trong hoàn cảnh ấy, người ta nhận thấy con Rồng thời Lý khi đến với ngôi chùa, nó cũng dễ được đẩy lên thành một hiện thân của nguồn hạnh phúc. Và khi Phật giáo được tôn sùng, thì như một điều tất yếu, vua nhà Lý sẽ bá chiếm con Rồng, để người dân tôn sùng Rồng – đồng nhất với tôn sùng vua. Như vậy, Rồng thời Lý đã chứa đựng trong nó một quyền năng tối thượng, để vừa là biểu tượng cho vua, vừa biểu tượng cho thần linh dân dã – chủ của nguồn nước, hiện thân của mọi nguồn hạnh phúc. Tinh thần nêu trên như một minh chứng cho hình thức con Rồng mang nhiều yếu tố phương Nam. Tất nhiên không loại trừ những dấu vết tốt đẹp mà người Việt đã tiếp thu từ văn hóa phương Bắc, qua hơn một ngàn năm bị đô hộ.

Rồng trên lá đề - hiện vật chùa Phật Tích ( Đá - thế kỷ 11 -12)
Rồng trên lá đề – hiện vật chùa Phật Tích ( Đá – thế kỷ 11 -12)

Rồng thời Lý xuấ hiện đa dạng trong các bố cục khác nhau, người ta đã tìm thấy trên những bệ Phật ở chùa Phật Tích, chùa Ngô Xá, trên những cột thiêng như hiện vật cổ ở di chỉ Bách Thảo (Hà Nội), ở cột đá chùa Dạm, trong lòng lá đề bằng đá ở chùa Phật Tích,… dưới các hình thức khác nhau: Rồng ổ, Rồng đôi, Rồng đơn hoặc kết hợp với các đề tài trang trí khác.

Ở di chỉ Bách Thảo là Rồng ổ cuộn quanh trụ đá. Rồng ổ cũng được tìm thấy ở bệ bia chùa Long Đọi và bệ bia chùa Ngô Xá. Gần đây lại tìm được một Rồng ổ lớn nhất trong “thiên tỉnh” của chùa Phật Tích (có đường kính thân xấp xỉ 30cm). Một số nhà mỹ thuật truyền thống đã đặt ra giả thiết cho rằng, đó là một biểu tượng “thủy Long” có chân đạp vào giữa để cùng nâng lá đề trong thế cân xứng.

Thế kỷ 13 – 14

Nếu như từ thời Lý đến đầu thời Trần mới chỉ thấy Rồng có mặt trên những kiến trúc liên quan đến vua, thì đến thế kỷ 14, chúng ta đã gặp nhiều hình rồng trên các ngôi chùa làng, khá đa dạng, trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, đất nung.

Trên chất liệu đá, đã xuất hiện những con Rồng thành bậc tại một số ngôi chùa, như chùa Phổ Minh, chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Trần Đăng,… Những con rồng này thường được tạo tác với hình thức mập khỏe, thân có vẩy hoặc để trơn, uốn 5 khúc. Rồng ở chùa Phổ Minh thể hiện đang trong giai đoạn chuyển hóa, đã có sừng, tai, mũi sư tử, thân mập, khúc doãng. Rồng thành bậc ở cửa chùa đã có 5 chiếc lông đuôi mảnh lượn nhẹ ra sau. Trần tháp Phổ Minh có đôi Rồng được chạm trên “thớt tròn”. Trung tâm của “thớt tròn” là một mặt trời dưới dạng vành tròn, bao quanh mặt trời là đôi Rồng trong thế lộn đầu đuổi nhau, lần đầu tiên bắt gặp Rồng có lưng thể hiện kiểu “vòng yên ngựa”. Rồng cũng xuất hiện khá nhiều trên nhang án đá, được thể hiện cùng hàng với Garuda để “nâng” đài sen, như biểu hiện một sự quy y được chiếu giễu từ pháp lực vô biên của Phật và Bồ Tát.

Ngoài chạm trên gỗ, đá, Rồng thời này còn được tìm trên các hiện vật bằng đất nung. Đó là đôi Rồng chầu trong ván lá đề (hiện vật khu di tích 18 Hoàng Diệu). Về phương thức và bố cục thể hiện giống với Rồng thời Lý, nhưng các chi tiết không còn tỉ mỉ, trau chuốt như trước nữa.

Rồng trên vì nóc chùa Dâu - Thuận Thành, Bắc Ninh (Gỗ - thế kỷ 13 - 14)
Rồng trên vì nóc chùa Dâu – Thuận Thành, Bắc Ninh (Gỗ – thế kỷ 13 – 14)

Thế kỷ 15

Từ thời Lê Sơ, Rồng chịu ảnh hưởng nhiều của phương Bắc. Hình tượng của chúng như một chứng cứ sang trang truyền thống về Rồng. Chúng ta đã tìm được Rồng khá lớn ở thành bậc điện Kính Thiên (Hà Nội) mang nguyên tắc tạo tác ít nhiều của Rồng Trung Hoa, với những quy định cụ thể như: mắt quỷ (tròn trong hốc sâu), miệng lang (miệng cho sói), sừng nai, tai thú, trán lạc đà, cổ rắn, vẩy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Những con Rồng này có hai chiếc đao mắt tròn thường bay ra phía trước.

Tạm thời chugns ta có thể hiểu ở thời này, về mặt nào đó, Rồng đã phân hóa và như biểu hiện sự thắng thế của tầng lớp nho sĩ trên chính trường. Nó khẳng định quyền lực của vua trên lĩnh vực tinh thần với hình thức 5 móng. Trên bia Vĩnh Lăng (niên đạt 1433) ở Lam Sơn (Thnah Hóa), yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa khá rõ nét. Rồng nằm kín trong mọt ô tròn, có hình thức khá dữ dội, mặt nhìn thẳng ở trung tâm, thân lượn vòng quanh, 5 móng chân tỏa đều, quắp lại để biểu thị quyền uy của nhà vua. Vào cuối thế kỷ 15, trên mặt bên của bia ở lăng vua Lê Thánh Tông và hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, Rồng còn như là biểu tượng cho tầng trời khởi nguyên của vũ trụ. Con Rồng được thể hiện chiếm gần hết độ cao của mặt bia, điểm xuyết xung quanh có đôi ba hạt tròn mang yếu tố âm hoặc dương, chă phải và vòng tròng lưỡng nghi.

Rồng thành bậc điện Kính Thiên - Ba Đình, Hà Nội
Rồng thành bậc điện Kính Thiên – Ba Đình, Hà Nội

Thế kỷ 16

Ở thế kỷ 16, nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc nổi bật với chất liệu gỗ. Rồng đã có mặt trên cánh cửa chùa Phổ Minh. Rồng trong tư thế nhìn nghiêng, môi trên kéo dài thành chiếc vòi làm “sống” cho mào lửa, mang phồng, thân không có vẩy, chạm nổi trên các vân xoắn, lưng có vây, các khuỷu chân đã có những đao mảnh nhọn mũi quấn quanh. Bộ cánh cửa này hiện vẫn được xếp vào niên đại thời Trần. Tuy nhiên ngay từ năm 1978, Nguyễn Hồng Kiên trong khúa luận tốt nghiệp tại Khoa Lịch se (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), qua so sánh nghệ thuật và cái nhìn tổng thể, ông đã không công nhận đây là sản phẩm thời Trần và xếp bộ cánh cửa này thuộc niên đại thế kỷ 16, chúng tôi đồng tình với nhận định trên của ông.

Rồng trên mái đền Và - Sơn Tây, Hà Nội (Đất nung - thế kỷ 16)
Rồng trên mái đền Và – Sơn Tây, Hà Nội (Đất nung – thế kỷ 16)

Cũng giống như thời gian trước, Rồng được thể hiện ở ván lá đề của vì nóc, ở các đầu dư, đòn tay kê trên đấu ba chạc làm nơi “ngồi” của các thiên thần, rồi ở các cánh gà đầu cột quân, đầu dư (đình Tây Đằng). Nhiều khi cũng gặp Rồng chạm nổi trên ván nong dưới dạng cá hóa Rồng chầu mặt trời (kiểu hoa cúc cách điệu), hay đuôi Rồng cuộn thân vào nhau ở cốn để nâng một chiếc hoành phi đề “Hoàng đế vạn tuế” như ở đình Lỗ Hạnh,… Hoặc Rồng vẫn còn mang dáng dấp, bố cục của thời Lê Sơ với hình thức thể hiện thân uốn khúc nằm cuộn trong ô tròn, vuông hay chữ nhật, mặt nhìn chính diện (đình La Phù). Cũng đã bắt gặp những con Rồng có đuôi cuộn xoắn lại (đình Tây Đằng, chùa Dâu).

Tất cả những con Rồng trên gỗ này đa phần đã được Việt hóa khá mạnh mẽ, dù cho mặt nào vẫn thoáng có nét Rồng thời Minh. So với thời Lê Sơ thì chúng ấm áp hơn, với mắt to hơn và mõm ngắn lại, thân mập, uốn khúc yên ngựa, nhiều con có đuôi cá và đặc biệt có những đao mảnh, dài lượn sóng nhẹ bay ra từ mắt và khuỷu rồi đè lên thân, chạy về phía sau.

Thế kỷ 17 – 18

Thời gian này là giai đoạn phát triển tiếp tục của nghệ thuật dân gian, tuy nối tiếp phong cách nghệ thuật thế kỷ 16, nhưng giai đoạn này Rồng đã chuyển sang một phong cách mới và đa dạng hơn. Rồng có mặt nhiều hơn trên các chất liệu, các vị trí kiến trúc, từ thành bậc, cánh cửa, kẻ, bẩy, vì nóc, vì nách,… đến cột, trụ. Người đương thời, trong không khí phát triển của nghệ thuật dân gian, đã sản sinh ra rất nhiều loại Rồng khác nhau. Đã có thể phân định được khá rõ hình thức nghệ thuật của Rồng trong từng giai đoạn (tuy nhiên sự phân định này chỉ mang tính chất tương đối).

Rồng đầu thế kỷ 17, từ thời Hoằng Định đến thời Dương Hòa, đã tìm thấy tạc trên bia và trên kiến trúc, như ở chùa Mía, đình Tường Phiêu, đình Phù Lưu, đình Xuân Dục, chùa Cập Nhất. Rồng thời này vẫn còn mang nhiều dáng dấp của thời gian trước, lưng còn võng hình yên ngựa, thân mảnh, mắt tròn lồi trong hốc sâu, đặc biệt vẫn còn những đao mảnh đè trên thân. Nhưng nhiều Rồng đã có hình thức chuyển đổi, các đao mũi nhọn có thân mập hơn, trên thân đao có điểm các chấm tròn hoặc văn dấu hỏi, các vân xoắn cũng không còn lớn quá cỡ nữa, trên đầu đã xuất hiện đao mác (cánh gà ở đình Thanh Lũng, rường vì nhách ở đình Tường Phiêu,…).

Rồng trên ván nong đình Hạ Hiệp
Rồng trên ván nong đình Hạ Hiệp

Vào giữa thế kỷ 17, phần nhiều Rồng trở nên mập hơn, bỏ dần khúc lưng uốn trên yên ngựa, đa số có vẩy rõ ràng. Một điều dễ nhận biết về Rồng của thời này là trong một chừng mực nào đó, chúng cân đối ấm áp hơn và đặc biệt biểu tượng gắn với nước được phát triển mạnh, như để khẳng định ước vọng cầu no đủ. Cụ thể là chúng hiện hình trên nền vân xoắn, ngay cả một số bộ phận trên thân chúng cũng hóa thân thành đao mác.

Sang thế kỷ 18, Rồng được thể hiện tương tự như của thế kỷ 17. Song có mấy đặc điểm đáng quan tâm: hình tượng con người cùng các con thú gần như vắng hẳn trên lưng, râu và đao Rồng. Nhiều đao mác của Rồng không còn nhọn nhữa, mà đã đợc chém vát hai bên mũi thành một góc tù. Cũng có khi đi kèm với đao mác là những đao đuôi nheo lượn sóng từ gốc tới ngọn, không có đoạn mũi thẳng. Dôi khi, những con Rồng dạng đuôi các vẫn được thể hiện chạm khắc trên kiến trúc, nhưng hình thức tạo tác đuôi đã có phần khác trước như ở đình Ngọc Than. Thời này, Rồng như muốn trở về với tính quy phạm, Nhưng nó vẫn mang biểu tượng về bầu trời về mây, mưa,…

Hình tượng Rồng Việt Nam trên lan can chùa Bút Tháp
Hình tượng Rồng Việt Nam trên lan can chùa Bút Tháp

Tham khảo: Long Ly Quy Phụng Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Trong Phong Thủy

Thế kỷ 19 – nửa đầu thế kỷ 20

Sang thế kỷ 19, gần như Rồng bỏ hẳn loại đao mác mà chuyển thành đao đuôi nheo, người ta có thể thấy chúng có rất nhiều dạng, một dạng phổ biến vẫn kế thừa từ thời trước với thân mập mạp, cái riêng của chúng là ở hai chiếc đao mắt như râu cá trê, đuôi có các lông cuộn xoắn. Rồng thời nay gần như được gắn liền với vua, biểu hiện cho sức mạnh của vương quyền. Khoảng nửa đầu thế kỷ 19, Rồng thường được tạo có 5 (hoặc 9) đao tóc và 5 lông đuôi, biểu thị cho sức mạnh của vương quyền tràn khắp năm phương. Nhưng càng về sau, ý nghĩa này đã nhạt nhòa, đuôi và tóc Rồng được chạm không theo một quy tắc nhất định, thậm chí chỉ có 2 -3 dải.

Hình tượng Rồng trên ván nong đình Đình Bảng - Từ Sơn, Bắc Ninh
Hình tượng Rồng trên ván nong đình Đình Bảng – Từ Sơn, Bắc Ninh

Trên kiến trúc, nhiều khi rồng được chạm trong bộ tứ linh (Rồng, Lân, Rùa, Phượng), thường với tư thế cuốn thủy để những con cá chép bơi ngược dòng mà dần hóa thân thành Rồng (cá vượt vũ môn).

 

Bài viết được Đá mỹ nghệ An Khang sưu tầm từ nguồn:

Sách: Hình tượng linh vật trong di tích kiến trúc – Qua tư liệu viện bảo tồn di tích

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart