Tết Thanh Minh là gì?

Tết Thanh Minh là ngày Lễ thể hiện lòng thành kính và đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của con cháu đối với bậc cha ông và những người đã khuất trong gia đình, mang đậm truyền thống dân tộc của người Việt Nam. Đây là ngày con cháu quy tụ về tảo mộ, cúng bái và thắp hương tưởng nhớ tới tổ tiên.

Tết Thanh Minh thuộc ngày nào trong năm?

Hàng năm, Lễ Cúng Thanh Minh thường diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định và không có ngày cụ thể, từ ngày 4/4 đến ngày 21/4 dương lịch (tức là ngày kết thúc của Tiết Xuân Phân cho tới ngày bắt đầu của Tiết Vũ Cốc).  Vào thời điểm này, các con cháu về dọn dẹp, quét tước và sơn sửa lại các phần mộ, đồng thời sắp mâm làm lễ cúng thanh minh để tưởng nhớ, cầu bình an, tài lộc cho cả gia đình. Tết Thanh Minh năm 2023 bắt đầu vào khoảng ngày 15/02/2023 âm lịch (tháng 2 nhuận).

Cúng thanh minh ngoài mộ
Cúng thanh minh ngoài mộ

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh theo quan niệm dân gian của các quốc gia Phương Đông thuộc tiết thứ 5, là 1 trong 24 tiết khí của đất trời. “Thanh” là khí trong, “Minh” là sự sáng sủa, “Thanh Minh” là tiết trời quang đãng mát mẻ.

Khác với Tết Hàn Thực mà nhiều người hay nhầm tưởng, do Tết Thanh Minh là thời điểm có thể trùng với ngày của Tết Hàn Thực. Hai ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa thực chất hoàn toàn khác nhau. Tết Hàn Thực kéo dài từ ngày 3/3 đến ngày 5/3 âm lịch hàng năm, xuất phát từ 1 câu chuyện cổ tích thời xa xưa của đất nước Trung Quốc để tưởng nhớ vua Tấn Văn Công khi đến Giới Tử Thôi.

Tết Thanh minh diễn ra trong vòng 15 ngày và là thời điểm để con cháu trong gia đình sắp xếp thời gian cùng nhau quy tụ về nghĩa trang để tảo mộ cho ông bà tổ tiên, “trần sao thì âm vậy”, khu lăng mộ được cải tạo và quét dọn sạch sẽ khiến cho các bậc đã khuất được an nghỉ một cách yên bình và thanh tịnh. Đồng thời, thể hiện ý nghĩ tâm linh rất lớn, luôn biết ơn và không quên gốc gác của mình sinh ra và cầu cho gia tiên luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong năm.

Hàng năm vào ngày Tết Thanh Minh người Việt nam thường làm gì?

Hàng năm, ngoài việc đến các khu nghĩa trang để dọn dẹp và tảo mộ, người Việt Nam nói chung thường cúng thanh minh ngoài mộ và cúng thanh minh tại nhà.

Tết Thanh Minh đi tảo mộ

Lễ tảo mộ được người dân Việt Nam tiến hành từ ngày 3/3 âm lịch. Hàng năm, vào ngày này con cháu về dọn dẹp mộ phần và cải tạo lại cảnh quan xung quanh sạch sẽ, dâng dương, thắp hương, chuẩn bị hoa quả, mâm cơm, vàng mã để cúng và kêu cầu gia tiên cho mọi việc trong gia đình được vạn sự như ý, tài lộc và sức khỏe dồi dào.

Tết Thanh Minh là gì? Tảo mộ ngày thanh minh
Tết Thanh Minh là gì? Tảo mộ ngày thanh minh

Cúng Thanh Minh ở ngoài mộ

Lễ cúng thanh minh ở ngoài mộ có thể là cúng chay hoặc cúng mặn tùy theo phong tục của từng gia đình. Một mâm cúng đầy đủ ngoài mộ cần chuẩn bị bao gồm các loại chính : Hương, hoa, quả (5 loại hoặc tùy tâm), đèn thắp (hoặc nến), chè, nước, trầu cau, tiền vàng mã.

Nếu cúng chay, gia đình cần chuẩn bị riêng: xôi chè, các loại bánh, bỏng, muối, gạo.v.v.

Nếu cúng mặn gia đình cần chuẩn bị thêm: xôi gà (làm ván) hoặc khoanh giò, khổ thịt lợn.

Trước khi cúng, gia đình cần sắp xếp đầy đủ, kiểm tra lại xem còn thiếu loại gì không. Trong khi cúng, hương được thắp ở tất cả các bát hương trên mộ, khi hương cháy gần hết thì khấn xin hạ lễ vàng mã và đốt trước khi hạ lễ chay hoặc lễ mặn mang về chia lộc cho các con cháu, gạo và muối rắc xung quanh hoặc rắc dọc 2 bên đường đi.

Hình ảnh ý nghĩa tại Khu lăng mộ đá Thái Bình
Hình ảnh ý nghĩa tại Khu lăng mộ đá Thái Bình

Cúng Thanh Minh tại nhà

Thông thường, lễ cúng thanh minh tại nhà sẽ kết hợp song song với cúng thanh minh ngoài mộ. Tùy theo điều kiện và phong tục tập quán của từng địa phương mà sắp xếp lễ cúng khác nhau.

Mâm lễ cúng thanh minh tại nhà có thể là đồ mặn bao gồm xôi, gà, nem, chả, tôm, trứng cút, canh măng,rau luộc.v.v. cùng với hoa quả, vàng mã tùy theo hoàn cảnh và chi phí đóng góp của từng gia đình.

Trước khi cúng, gia đình nên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, người cúng cần ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề để thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên đã khuất. Khi hết tuần nhang, người nhà khấn xin lộc và hóa vàng để các cụ được hưởng lộc âm và con cháu được hưởng lộc dương, quây quần ăn cơm trò chuyện.

Mâm cúng Tết Thanh minh
Mâm cúng Tết Thanh minh

Tham khảo bài viết cúng rằm tháng 7 và những điều cần biết

Những điều cần kiêng kị khi tảo mộ Tết Thanh Minh

Khi đi tảo mộ và ngày Tết thanh minh, các thành viên trong gia đình và con cháu nên chú ý kiêng kị những điều sau:

  • Không được dẫm đạp lên các phần mộ xung quanh
  • Không được phá đồ cúng ở nghĩa trang, nơi mà các gia đình khác đã cúng để lại, nhất là các con cháu nhỏ khi đi tảo mộ cùng cha mẹ, chưa hiểu về tâm linh. Vì vậy có thể để con cháu nhỏ ở nhà.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên đến những nơi có âm khí nặng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
  • Không cười đùa lớn khi đang tiến hành thắp hương cúng bái, gây tiếng ồn và mất đi vẻ tôn nghiêm.
  • Thăm mộ vào lúc trờ quang đãng, dương khí dồi dào.
Thăm mộ lúc trời quang đãng
Thăm mộ lúc trời quang đãng

 

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart