Lễ cúng 49 ngày là phong tục tập quán quan trọng của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng để giúp người mất được siêu thoát về các nơi chốn sau khi được phán xét. Trong ngày này, người thân sẽ về bên bàn thờ để tiến hành cúng và bày tỏ nỗi lòng mong nhớ, thương tiếc, đồng thời giúp linh hồn giảm bớt tội và nhẹ nhàng, thanh thản vãn sinh về cõi cực lạc.

Trong quá trình này gia đình nên chuẩn bị những gì? Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày như thế nào? Bài cúng ra sao? là những điều cần thiết cần phải nắm được. Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin dưới đây để giúp khách hàng tham khảo và chuẩn bị tốt hơn.

Tìm hiểu về cúng 49 ngày

Cúng 49 ngày hay còn gọi là lễ chung thất (lễ cúng giỗ mở đầu), là nghi thức tang lễ không thể thiếu của người Việt. Trong Phật Pháp người mất trong vòng 49 ngày thường tồn tại ở dạng thân chung ấm, họ có thể sinh thiên ngay hoặc đọa xuống địa ngục ngay, số còn lại hầu hết sẽ tồn tại trong thời gian từ 1 tuần đến 7 tuần. Họ vẫn đi lại và ra về được để chờ được tái sinh vào các cõi khác nhau.

Trong những ngày này, vong linh vẫn chưa được siêu thoát mà còn ở lại trong nhân gian để được luận tội xong rồi mới biết linh hồn họ sẽ đi về đâu. Họ sẽ phải trải qua 7 lần phát xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà họ sẽ được tái sinh vào các cảnh giới tương ứng. Do đó, cột mốc 49 ngày được xem là cột mốc quan trọng để gia đình tiến hành lễ cầu siêu để họ được siêu thoát về cõi cực lạc.

Cách làm lễ cúng 49 ngày
Cách làm lễ cúng 49 ngày

Ý nghĩa ca việc cúng 49 ngày

Những ý nghĩa quan trọng của trong lễ cúng 49 ngày:

Tiễn người mất sang 1 thế giới khác

Trong ngày này, gia đình tiến hành về trước vong linh của người mất để thể hiện niềm tiếc thương, mong nhớ, và được xem là buổi chia tay đồng thời cũng mang ý nghĩa tiễn đưa họ sang 1 nơi khác để giúp vong linh dễ dàng siêu thoát hơn.

Giúp linh hồn giảm bớt tội

Những buổi cầu siêu được tổ chức trang nghiệm trong lễ 49 ngày giúp cho người mất hướng tâm về cái thiện và mong muốn thực hiện những điều tốt đẹp, từ đó giúp người mất được vãn sinh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Gia đình và con cháu sẽ tập trung lại tụng kinh, niệm phật và nói những điều thiện lành. Trong quá trình tụng niệm, người thân phải mang tinh thần coi trọng và mang cái tâm đặt vào để giúp vong linh được sám hối, giảm bớt tội, được siêu thoát vào các cảnh giới tốt hơn.

Nhắc nhở người thân trong gia đình về việc: chết không phải là hết

Chúng ta thường cho rằng chết là hết, nhưng trong Phật giáo, chúng ta có phần hồn và phần xác được tách riêng. Khi chết thân thể bị hủy hoại, nhưng linh hồn vẫn tồn tại và đi vào cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã làm trên trần gian khi còn sống. Do vậy, khi còn sống chúng ta nên làm nhiều việc thiện, điều tốt để chuẩn bị tốt cho tương lai về sau được vào cõi an sinh cực lạc.

Cách cúng 49 ngày

Đây là một nghi lễ quan trọng vì vậy gia chủ cần chuẩn bị chu đáo những thứ dưới đây:

Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng?

Trong vòng 49 ngày, vong linh vẫn đang thọ thân chung ấm vẫn nên vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà gia đình dâng cúng. Thường là cơm, nước, hương hoa, nhưng chỉ ngửi được mùi hương. Về cách sắp đặt cúng tế nên được sắp đặt đầy đủ bao gồm:

  • Hương
  • Hoa
  • Đồ chay
  • Đồ mặn
  • Trái cây
  • Đèn
  • Nước
  • Tiền vàng
  • Quần áo
  • Bài văn cúng tế
Mâm cúng 49 ngày cho người mới mất
Mâm cúng 49 ngày cho người mới mất

Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ cúng, cách bày bàn thờ cúng 49 ngày như thế nào là đúng cách là điều quan trọng mà gia đình cần phải chú ý để tiến hành lễ cúng 1 cách suôn sẻ.

  • Đối với mâm cúng chay: nên có đủ hương, hoa, trái cây, đèn, nước, nhang, đồ ăn chay, được sắp xếp trên mâm rồi dâng lên bàn thờ. Đặc biệt, mâm chay sẽ được dâng trên bàn thờ Phật hoặc gia đình tiến hành cầu siêu ở chùa. Không cúng bằng vật phẩm đồ mặn trước bàn thờ Phật.
  • Đối với mâm cúng mặn: nên có đủ các loại hương, hoa, trái cây, đèn, nhang, nước, đồ ăn mặn đầy đủ và dâng lên bàn thờ khi tiến hành lễ cầu siêu cúng 49 ngày.

Trong quá trình bày bàn thờ, dù là bàn thờ cúng chay hay cúng mặn, gia chủ nên kiểm tra đầy đủ để thể hiện sự thành tâm, tránh thiếu xót, ảnh hưởng tới quá trình cúng và hồi hướng cho người đã mất.

Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày
Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày

Cách tính ngày cúng 49 cho người mất

Ngày cúng được tính theo thời gian từ ngày mất cho tới thời điểm ngày thứ 49 tính theo lịch Âm sẽ được lấy là ngày cúng 49 ngày của người mất. Lễ cúng sẽ được diễn ra ở nhà và ngoài mộ cùng với việc chuẩn bị bà bày trí đầy đủ các vật phẩm cúng.

Cúng 49 ngày tại nhà và ngoài mộ

Gia đình sẽ tiến hành sắm lễ cúng 49 ngày tại nhà và ngoài mộ đầy đủ theo phong tục của người Việt để giúp cho phần hồn của người mất được sám hối, thành tâm và hướng về những việc thiện, giúp họ vượt qua những cửa ải phát xét khắt khe và được chuyển kiếp lên 1 cảnh giới cao hơn, tốt đẹp hơn. Gia đình có thể mời thầy cúng, hoặc sư thầy trụ trì ở các chùa về để tiến hành cầu siêu và giảm tội, giải thoát và hồi hướng cho người mất về với 6 cảnh giới trong Phật pháp.

Sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ
Sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ

Bài cúng 49 ngày

Dưới đây là bài cúng 49 ngày chuẩn nhất:

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (dương lịch),

Nhằm là ngày………….tháng……….. năm …….. (âm lịch). Tại địa chỉ:…………..

Chúng con là: …………… Thay mặt cho cha mẹ, cùng anh em, dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc, chúng con có tấm lòng thành kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên trước án bao gồm: (các lễ vật đã chuẩn bị)

Xin kính cẩn trình đọc văn khấn lễ cúng 49 ngày thưa rằng:

Núi Hổ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là Mẹ).

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng bao la. Mất lâu nay than thở trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.

Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Chúng con có lễ bạc tâm thành dâng lên trước vong linh.

Xin mời hiển (3 lần)

Cùng các vị Tiên Linh, Tổ Thúc, Tổ Bá, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ trong Tiên Tổ cùng về hưởng. Kính cáo các chư vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Tiên Sư, Thánh Sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được an lành, tốt đẹp.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Những câu hỏi thường gặp về lễ cúng 49 ngày

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về 49 ngày:

Cúng 49 ngày trước có được không?

Lễ cúng được diễn ra trong suốt quá trình bắt đầu từ ngày người đã mất, linh hồn rời thể xác. Người thân sẽ tiến hành cầu siêu để giúp họ siêu thoát về với cõi tây Phương cực lạc. Do vậy, lễ cúng có thể được diễn ra hàng ngày, với nghi thức và lễ vật đơn giản. Còn ngày lễ chính thức cúng sẽ là ngày thứ 49. Bởi lẽ, đây là ngày phán xét và thể hiện sự sám hối của người đã mất để quyết định linh hồn họ sẽ về với cảnh giới nào. Họ phải trải qua 7 lần phát xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày, và ngày thứ 49 là ngày quyết định đối với các thân chung ấm.

Cúng 49 ngày có phải ra mộ không?

Đây là câu hỏi mà hầu hết ai cũng quan tâm để thực hiện sao cho đúng. Việc cúng 49 ngày là phải ra mộ. Bởi lẽ, linh hồn của người mất sẽ luôn quanh quẩn ở những nơi quen thuộc như nhà ở, nơi yêu thích và ở quanh phần mộ của chính mình. Cúng ngoài mộ là nơi trực tiếp để tiễn đưa vong linh được nhập mộ và sang 1 thế giới khác tốt đẹp hơn.

Cơm cúng 49 ngày có ăn được không?

Cơm cúng 49 ngày, người mất vẫn sẽ được hưởng thụ lễ vật nhưng là ngửi mùi hương của thức ăn. Do vậy, việc cúng cơm trong vòng 49 ngày là điều rất cần thiết. Cơm cúng 49 ngày xong khi đã làm lễ xong, con cháu trong gia đình được phép xin lộc, hạ lễ và ăn như bình thường. Mâm cơm cúng trong 49 ngày sẽ có đầy đủ đồ chay, hoa quả hoặc đồ mặn tùy theo điều kiện cách cúng của từng gia đình.

Cơm cúng 49 ngày có ăn được không
Cơm cúng 49 ngày có ăn được không

Nên cúng 49 ngày hay 50 ngày?

Việc cúng sẽ diễn ra trong ngày thứ 49, bởi lẽ, đây là thời điểm quyết định việc người đã mất sẽ được về cảnh giới nào trong số 6 cảnh giới trong Phật Pháp. Từ những ngày đầu cho tới ngày 49, gia đình chăm tụng kinh, niệm phật và cầu nguyện cho vong linh sám hối, hướng tới việc thiện thì sẽ được cân nhắc và xem xét để về những cảnh giới tốt, lên thiên đàng hoặc theo cõi Phật. Ngược lại, nếu không sám hối và làm việc ác thì sẽ về nơi địa ngục, ngạ quỷ.

Mỗi gia đình nên làm lễ cầu siêu trong ngày thứ 49 và chuẩn bị đồ cúng 49 ngày đầy đủ để thành tâm dâng kính tới các bậc quan phát xét, giúp người mất được về nơi cực lạc và đem lại an lành trong cuộc sống của gia chủ.

Việc cúng cơm sau 49 ngày như thế nào?

Kết thúc 49 ngày, linh hồn của người mất sẽ sanh vào 1 trong 6 cõi của lục đạo bao gồm: trời, người, a-tu-la, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Do vậy, họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người. Ví dụ như thực phẩm của cõi trời sẽ thượng vị hơn, hoặc ở địa ngục, ngạ quỷ họ sẽ phải chịu những hình phạt như ăn hòm sắt nóng hoặc uống nước đồng sôi. Duy chỉ có các chúng sanh trong loại quỷ thần mới ăn được lễ vật do thân nhân dâng cúng.

Chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết thân nhân đã mất của mình sẽ đi về đâu sau 49 ngày. Do vậy, vào những ngày lễ, Tết hoặc giỗ, gia đình vẫn phải sắp xếp mâm cúng, hoa quả để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ và những người đã mất để thể hiện lòng tưởng nhớ là điều không thể thiếu.

Việc cúng 49 ngày trong phong tục của người Việt Nam hiện nay là điều không thể thiếu. Gia đình thành tâm cúng bái và cầu siêu cũng như tụng kinh hoặc niệm Phật, làm nhiều điều thiện sẽ giúp cho vong linh được an nghỉ và sám hối, giúp vong linh có thể về với cảnh giới tốt hơn. Từ đó, cuộc sống của vong linh ở 1 thế giới khác sẽ tốt hơn, gia đạo cũng êm ấm và gặp nhiều điều may mắn trong công việc, tình cảm đời sống.

Minh Miền

Tác giả Minh Miền

Trả lời

Quick Navigation
×

Cart