Đại lễ Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ đặc biệt quan trọng trong Phật giáo và là một ngày lễ thể hiện đạo hiếu quan trọng ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam ta. Ngày này là ngày các thành viên trong gia đình thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và có ý nghĩa lớn trong việc đề cao sự hiếu thảo của con cái đối với công ơn nuôi dưỡng và sinh thành của các bậc cha mẹ. Không những thế, ngày Vu Lan báo hiếu còn nhắc nhở mỗi chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ tới cội nguồn và biết trao đi lòng yêu thương nhiều hơn.
Vu Lan báo hiếu thường diễn ra vào 1 ngày và có thể xuyên suốt trong 1 khoảng thời gian cố định trong năm, tính theo lịch Âm. Trong ngày lễ Vu Lan có rất nhiều việc cần phải làm. Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan được bắt nguồn từ đâu và mang ý nghĩa quan trọng như thế nào? Mời các bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày nào trong năm?
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được đón nhận rộng rãi và trở thành ngày lễ báo hiếu và tưởng niệm của tất cả những người con Việt Nam để nhằm tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng giục chúng ta. Đại lễ Vu Lan là ngày mà ai cũng có thể tham gia. Đây cũng là ngày lễ mang đến thông điệp nhắc nhở con cháu về sau luôn luôn phải nhớ tới đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhằm duy trì và lưu giữ và truyền bá qua từng thế hệ.
Lễ Vu Lan báo hiếu được diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch (tức ngày 15/7 trong lịch Âm). Năm 2023, lễ Vu Lan tính theo lịch Dương sẽ rơi vào ngày 30/08/2023 do năm 2023 có tháng 2 Nhuận theo lịch Âm.
Dịp lễ này được coi là 1 dịp lễ lớn trong năm, dịp mà con cháu có cơ hội để bày tỏ tình cảm yêu thương đối với các bậc cha mẹ. Lễ không chỉ được tổ chức ở chùa mà còn được tổ chức ở tại nhà đơn giản và ấm cúng. Đây cũng là lễ Tất Trung Nguyên của người Trung Quốc với ý nghĩa giống như lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam.

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên – ông là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, người đã cứu mẹ Thanh Đề của mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ .
Sự tích kể rằng, sinh thời mẹ của Bồ tát Mục Kiền Liên đã xúc phạm chư Tăng và làm nhiều điều ác nên khi chết đã bị đày xuống địa ngục thành ma đói. Sau khi Mục Kiền Liên tu luyện thành công và có nhiều phép thần thông, nên đã dùng mắt phép của mình để tìm mẹ sau nhiều năm thương nhớ. Người đã thấy mẹ của mình đang bị đày đọa dưới địa ngục trở thành Quỷ đói (Ngạ Quỷ) nên đã rất xót thương.
Đau lòng khi thấy bà bị hành hạ do những việc làm xấu của chính bà gây nên khi còn sống, Mục Kiều Liên đã hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ mình. Do bị bỏ đói lâu ngày nên mẹ ông đã dùng tay để che bát cơm của mình để ngăn cản các ma đói khác tranh cướp của mình, điều này đã làm tất cả các thức ăn trên tay đều bị biến thành lửa đỏ.
Vì quá xót thương mẹ, Mục Kiền Liên liền quay về tìm Đức Phật để bày tỏ nỗi niềm của mình nhằm cứu mẹ. Phật đã dạy rằng: để cứu mẹ chỉ có cách nhờ hợp lực của các chư Tăng trên khắp mười phương mới mong giải cứu được mẹ, còn bản thân Mục Kiều Liên không thể cứu được mẹ. Và chỉ cứu được vào Ngày Rằm tháng 7 (Âm Lịch) là ngày phù hợp nhất để cung thỉnh các vị chư Tăng và lập đàn cầu nguyện.
Mục Kiều Liên đã nghe theo lời Phật mời các chư Tăng và lập trai đàn để cầu nguyện. Quả nhiên, mẹ của ông đã được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và trở về giới lành. Từ đó về sau, ngày rằm tháng Bảy được lấy làm ngày Vu Lan báo hiếu.
Rằm tháng Bảy hàng năm không chỉ được gọi là ngày Xá tội vong nhân mà còn được biết đến là ngày đại lễ Vu Lan trong Phật Giáo. Ngày lễ đã trở thành ngày báo hiếu và thể hiện lòng biết ơn của các con cháu đối với cha mẹ, từ nam cho tới nữ.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, không chỉ riêng cho những Phật tử theo Phật giáo mà còn rộng rãi trong đời sống của người dân. Hàng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Bảy, các chùa tổ chức và trang trí thật đẹp cho khuôn viên và đón tiếp hàng ngàn lượt người đến chùa để tham dự. Mục đích của việc tới đây nhằm cầu nguyện cho những bậc cha mẹ đã khuất được về với Tây phương cực lạc, và những ai đang còn cha còn mẹ thì cầu cho họ luôn được sống lâu dài, vui tươi, mạnh khỏe và hạnh phúc cùng con cái.
Ngoài việc đến chùa, mọi người có thể tổ chức lễ cúng ở nhà cùng với lễ Xá tội vong nhân để nhằm tưởng nhớ đến thể hệ ông bà, tổ tiên, cha mẹ và làm công đức cho các vong linh vất vưởng không nơi chốn về. Điều này đã dần trở thành trách nhiệm và cũng là bổn phận của mỗi người con trong dòng tộc, thể hiện văn hóa ứng xử tốt và góp phần củng cố gia đình theo đạo lý uống nước, nhớ nguồn và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá cái đức của mỗi người.
Lễ Vu Lan báo hiếu trong văn hóa của người Việt được xem như một lễ hội lớn của dân tộc. Việc tham gia vào các nghi lễ này nhằm vươn tới những giá trị đạo đức cao đẹp của mọi người, có lợi ích vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội và tinh thần của người dân Việt Nam. Đồng thời là cơ sở để bản thân mỗi người tự bảo vệ những giá trị tốt đẹp, tích cực của đạo Phật Giáo.
Hiện nay, các Phật tử và người tham gia lễ hội Vu Lan báo hiếu thường có nghi lễ “Cài bông hồng” trên ngực áo đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Nghi lễ này được bắt nguồn từ chủ trì thiền sư Thích Nhất Hạnh lấy từ Ngày lễ của mẹ trong văn hóa của người Nhật Bản. Bông hoa màu hồng được cài cho người còn có cha mẹ, bông hoa màu trắng được cài trên áo cho những người đã mất cha mẹ.
- Đọc cách cúng rằm tháng 7 ngày lễ quan trọng khác trong tháng 7: Cúng rằm tháng 7 và những điều cần biết
Những việc nên làm vào ngày Vu Lan báo hiếu
Ngày Vu Lan Báo Hiếu là một trong những dịp để thực hiện những hành động thiết thực thể hiện đạo hiếu, tôn vinh tình cảm gia đình và tri ân tổ tiên, người Việt thường thực hiện những việc sau vào ngày Vu Lan Báo Hiếu:
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi khiếp ngạ quỷ. Chính vì vậy, ngày này được coi là ngày lễ báo hiếu cho cha mẹ. Bạn nên dành thời gian cùng mọi người đi chùa cầu siêu và cầu an cũng như tham gia vào việc cúng dường, làm công quả, thả đèn hoa đăng để tích công đức cho gia đình, giúp cha mẹ luôn được mạnh khỏe và sống lâu.
Đi chùa vào dịp Rằm tháng Bảy góp phần giúp tâm hồn bạn được thanh tịnh, an lành giữ chốn bộn bề của cuộc sống, từ đó biết yêu thương nhiều hơn và có lòng nhân ái, giúp đỡ tới mọi người nhiều hơn.

Về thăm cha mẹ
Không phải ai cũng có cơ hội được gần cha mẹ hàng ngày. Nhiều người Việt thường đi làm ăn xa, tha phương cầu thực và ít có dịp về quê. Dịp lễ Vu Lan báo hiếu chính là cơ hội để bản thân sắp xếp thời gian về thăm cha mẹ và quây quần bên mâm cơm nhà ấm cúng. Đôi khi những việc làm đơn giản như thế này cũng là 1 hình thức báo hiếu rất lớn đối với những bậc làm cha làm mẹ.

Thăm viếng mộ gia tiên
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là ngày để bạn tưởng nhớ và tri ân tới tổ tiên và những người đã mất trong dòng họ, hướng đến cội nguồn. Vào ngày Rằm tháng Bảy, bạn hãy sửa soạn lễ cúng như hoa quả, cơm chay.v.v. để ra khu lăng mộ của gia tiên để vệ sinh, chăm sóc phần mộ, và thắp hương để bày tỏ lòng thành kính của mình. Từ đó mang lại cho gia đình sự bình an và hạnh phúc cũng như cầu mong ông bà phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn.

Cúng tại nhà
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu trùng với ngày Rằm tháng Bảy âm lịch và ngày xá tội vong nhân. Do đó, đa số các gia đình đều làm mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày này. Mâm cơm cúng lễ bao gồm các món mặn hoặc món chay tùy thuộc vào điều kiện và kinh tế của gia đình sao cho hợp lý và ấm cúng, đơn giản để thể hiện sự thành tâm mời cha mẹ, ông bà, tổ tiên về hưởng trước án và chứng giám lòng thành của con cháu trong gia đình.
Tham gia nghi lễ “Bông Hồng cài áo”
Nghi lễ này đặc biệt không thể thiếu trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Bắt nguồn từ ngày lễ mẹ của Nhật Bản. Bạn sẽ được cài một bông hồng đỏ nếu vẫn còn may mắn có cha mẹ còn sống. Hoặc sẽ cài trên ngực một bông hồng trắng nếu cha mẹ không may qua đời. Đây là nghi lễ cực kỳ xúc động thường diễn ra ở Chùa và các trung tâm lễ hội tổ chức lễ Vu Lan, nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn cha mẹ ở bên để không hối tiếc khi cha mẹ không còn trên cõi đời nữa.

Mua quà cho cha mẹ, ông bà và người thân
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là ngày rất phù hợp để có cơ hội được mua quà tặng ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình. Những món quà đơn giản và thiết thực và ý nghĩa tặng người thân thể thiện lòng thành của bản thân và tạo niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Mỗi một món quà dù đắt đỏ hay bình thường cũng là cái tâm của mình, điều đó sẽ làm ông bà, cha mẹ hài lòng và vui vẻ.
- Cúng dường một việc làm thể hiện ân đức của con người theo quan điểm Phật giáo
Những việc làm cần tránh vào ngày Vu Lan báo hiếu
Ngày Vu Lan báo hiếu là ngày tỏ lòng thành kính và biết ơn của bản thân tới các bậc cha mẹ, ông bà, gia tiên. Đồng thời đây cũng là tháng trùng với dịp xá tội vong nhân. Chính vì vậy, có 1 số điều kiêng kỵ không nên làm như sau:
Xây dựng, cưới hỏi, khai trương
Theo quan niệm trong phong tục của người dân Việt Nam, Tháng Bảy là thời điểm tránh làm các việc lớn như: xây dựng nhà cửa, tổ chức cưới hỏi, khai trương làm ăn hoặc mua bán tài sản. Bởi trong tháng Bảy là tháng xá tội vong nhân, các vong linh được thả ra và trở về dương gian. Họ có thể quấy nhiễu và phá phách khiến cho mọi việc không được suôn sẻ. Do vậy, các gia đình nên chú ý đến điều tâm linh này trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu để tránh mọi việc xấu hoặc không may mắn xảy ra.
Làm việc xấu
Không chỉ trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu mà bất cứ ngày nào trong năm, bản thân bạn nên năng làm việc thiện để tích đức, tránh làm những điều xấu xa và việc ác. Hậu quả về sau sẽ rất khó lường.
Tránh sát sinh
Các cụ thường truyền tai nhau rằng, tháng 7 Âm Lịch nếu sát sinh sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp đại hạn như sức khỏe suy giảm, đau ốm, mất tiền của, hoặc ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình. Do đó, trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thay vì sát sinh, bạn hãy phóng sinh để tích đức cho bản thân cùng gia đình mình.
Ngoài việc phóng sinh, bản thân mỗi người hãy năng ăn chay và hồi tâm vào ngày này để tích được nhiều phúc đức cho gia đình. Các món chay được làm đơn giản và dễ dàng ai cũng có thể làm được.
Không đốt vàng mã, không làm lễ linh đình, tránh lãng phí
Phật đã dạy chúng ta rằng, người con có hiếu là người con biết làm theo lời đúng của cha mẹ. Do vậy, muốn báo hiếu cha mẹ, bản thân phải có trách nhiệm chăm sóc và phụng dưỡng cho cha mẹ khi họ còn sống. Chú không phải đến khi cha mẹ mất đi rồi các thành viên trong gia đình mới làm mâm cao, cỗ đầy, đố nhiều vàng mã để cúng bái.
Tiền để mua đồ các đồ cúng bái như vàng mã trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu bạn có thể đem lên chùa để công đức vào Tam bảo, hoặc cúng dường chư Tăng, hoặc tham gia vào các chương trình từ thiện và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, tâm được hồi hướng công đức và càng làm nhiều việc tốt, có ích cho xã hội sẽ càng sẽ giúp cho bản thân và gia đình tích được nhiều phước đức, đem lại sức khỏe, sự bình an, hạnh phúc.
Lễ Vu lan báo hiếu là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam hàng năm. Nghi lễ mang lại ý nghĩa rất lớn đối với chính bản thân mình và gia đình. Thể hiện lòng thành biết ơn và báo hiếu đối với cha mẹ còn sống và tưởng nhớ tới những bậc cha mẹ đã khuất. Ngày Lễ Vu Lan đã trở thành ngày đại lễ trong văn hóa của người Việt Nam ta nói riêng, cần được truyền bá và lưu truyền qua nhiều thế hệ để thể hiện lòng “uống nước nhớ nguồn”.